DƯƠNG QUẢNG HÀM
VIỆT NAM VĂN HỌC SỬ YẾU
THIÊN THỨ HAI
ẢNH HƯỞNG CỦA NƯỚC TÀU
CÁC BÀI ĐỌC THÊM
1. Thế nào là hiếu?
Mạnh Tử (7) hỏi thờ đáng thân thế nào gọi là hiếu? Đức Khổng nói rằng: “Thờ
đấng thân mà không ngang trái là hiếu”
Thầy Phàn Trì (8) ngự xe cho đức Khổng, đức Khổng bảo cho rằng: “Họ Mạnh
tôn (8) hỏi ta điều hiếu ,ta thưa rằng: “Không ngang trái” Thầy Phàn Trì hỏi
rằng: “Lời ấy là ý bảo thế nào?” Đức Khổng nói rằng: “Ta nói không ngang trái
là không ngang trái với lẽ phải. Người con thờ đấng thân, khi đấng thân còn thì
phụng dưỡng cho phải lễ; khi đấng thân mất thì tống táng cho phải lễ; khí tế
đáng thân thì tế cho phải lễ”
Mạnh Vũ Bá (9) hỏi điều hiêú. Đức Khổng nói rằng: “Cha mẹ chị chăm lo về tật
bệnh người con”
Thầy Tử Du (10) hỏi điều hiếu. Đức Khổng nói rằng: “đời nay chỉ bảo rằng nuôi
được cha mẹ là hiếu. Nhưng suy đến loài hèn như khuyển mã, cũng còn nuôi nó
cả. Nếu nuôi cha mẹ mà chẳng kính, thì có khác gì!”
Tử Hạ (11) hỏi điều hiếu, Đức Khổng nói rằng: “Khi thờ cha mẹ, khó nhất là nét
mặt hòa vui. Nếu kẻ đệ tử chỉ biết phục dịch làm thay việc khó nhọc cho phụ
huynh, và có rượu cơm mời ngài xơi, những điều ấy có kể là hiếu đâu!”
Luận ngữ (Thiên vi chính thứ hai, chương V – VIII) Nguyễn Hữu tiến và
Nguyễn Đôn Phục dịch. Luận ngữ quốc văn giải thích (Đông kinh ấn quán, Hà
Nội).
2.- Cái thuyết “tính thiện” của Mạnh tử.
Cáo tử (12) nói rằng: Tính người ta cũng như nước chảy quanh vậy; khơi sang
phương đông thì chảy phương đông, khơi sang phương tây thì chảy phương tây;
tính người không phân biệt thiện với bất thiên, cũng như nước không phân biệt
phương đông với phương tây vậy”.
Thầy Mạnh nói rằng: “Nước đành là không phân biệt phương đông phương tây,
nhưng lại không phân biệt chỗ cao chỗ thấp đấy ư? Tính người ta vốn thiện,