--
(6) Mạnh Tử (372-289) tên là Kha, người đất Châu (nay thuộc tỉnh Sơn đông), ở
về đời Chiến quốc, học trò Tử tư cháu đích tôn Khổng tử) Ông hiểu rõ đạo của
Khổng tự, lại có tài hùng biện, thường đi du lịch các nước chư hầu (Tề, lương,
Tống, đằng), muốn đem cái đạo của thánh nhân ra cứu đời, nhưng không được
ông vua nào biết dùng. Sau lúc gần già thấy cái đạo ấy không thể thực hành
được, ông về nhà dạy học trò và soạn ra sách Mạnh tử. Ông là người có công to
nhất trong việc làm sáng tỏ đạo lý Nho giáo và bệnh vực đạo ấy để chống với
các học thuyết khác về đời Chiến quốc, nên vẫn được coi là bậc á thánh (gần
bậc thánh)
--
c) Ông thường nói đến phẩm cách của người quân tử mà ông gọi là đại trượng
phu hoặc đại nhân: bậc ấy phải có đủ bốn điêù là : nhân, nghĩa, lễ, và trí.
2. Về chính trị. Ông nói bậc làm vua trị dân phải trọng nhân nghĩa chớ đừng
trọng tài lợi thì mới tránh được sự biến loạn và việc chiến tranh (Xem bài đọc
thêm số 3)
2) Ông cũng lưu tâm đến vấn đề kinh tế lắm. Ông nói: Người ta có hằng sản, rồi
mới có hằng tâm, nghĩa là người ta có của cải đủ sống một cách sung túc thì mới
sinh ra có lòng tốt muốn làm điêù thiện. Vậy bổn phận kẻ bề trên làp hải trù tính
sao cho tài sản củadân được phong phú rồi mới nghĩ đến điều dạy dân và bặt
dân làm điều hay được. Ông lại chỉ các phương lược mà các bậc vua chúa phải
theo để làm cho việc canh nông, mục súc, công nghệ của dân được phát đạt.
C) Văn trừ trong sách Mạnh tử.Mạnh tử không những là một nhà tư tưởng lỗi
lạc, lại là một vậc văn gia đại tài. Văn ông rất hùng hồn, và khúc triết: ông nói
điều gì, cãi lẽ gì, thật là rạch ròi, góc cạnh. Ông hay nói thí dụ: muốn cho ai hiểu
điều gì, muốn bắt ai chịu phục lẽ gì, ông thường dẫn các thí dụ mượn ở sự vật
cho người ta dễ nhận xét. Ông lại hay dùng thể ngụ ngôn hoặc kể những câu
chuyện ngắn để diễn đạt tư tưởng cho người nghe vui thích và dễ nhận cái thâm
ý của ông (Xem bài đọc thêm số 4).
Kết luận. - Bộ Tứ thư là bộ sách gồm những điều cốt yêu của Nho giáo, ai
muốn hiểu rõ đạo giáo ấy tất phải nghiên cứu bộ ấy. Trong bộ ấy, có nhiều câu
cách ngôn xác đáng, nhiều chân lý đương nhiên đáng để cho chúng ta, bất kỳ là