tập lại.
Sách ấy chia làm hai quyển (thượng, hạ) gồm có 20 thiên (mỗi thiên lâý hai chữ
đầu đặt tên). Các chương không có liên lạc thống hệ gì với nhau.
B) Sách luận ngữ cho ta biết những điều gì? – Sách Luận ngữ có thể coi là cuốn
sách dạy đạo người quân tử một cách thực tiễn và mô tả tình tình, cử chỉ, đức độ
của đức Khổng tử như phác họa ra một cái mẫu mực hoạt động cho người đời
sau theo.
Xem sách ấy ta có thể biết được:
1) Nhiều câu cách ngôn xác đáng về đạo người quân tử.
2) Phẩm cách cao thượng (hồn hậu, thành thực, khiêm cung, khoái hoạt) của đức
Khổng tử biểu lộ ra trong những chuyện ngài nói với học trò.
3) Cảm tình phong phú và lòng ái mỹ của ngài.
4) Khoa sư phạm của ngài. Trong các lời khuyên dạy chuyện trò với học trò,
ngài tỏ ra là một ông thầy hiểu thấu tâm lý học trò và khéo làm cho lời dạy bảo
của mình thích hợp với trình độ cảnh ngộ của mỗi người. có khi cùng là một câu
hỏi mà ngài trả lời khác, tùy theo tư chất và chí hướng của từng người (Xem bài
đọc thêm số 1)
Mạnh tử.
A) Đó là tên cuốn sách của Mạnh tử (6) viết ra.
Sách gồm có 7 thiên. Các chương trong mỗi thiên thường có liên lạc với nhau
và cùng bàn về một vấn đề.
B) Tư tưởng của Mạnh tử . Xem sách ấy, ta có thể nhận được tư tưởng của mạnh
tử về các vấn đề sau này:
1) Về luân lý. a) Ông xướng lên cái thuyết tính thiện để đánh đổ cái thuyết của
người đương thời (như Cáo Tử) cho rằng tính người không thiện không ác. Theo
ý ông, thì thiên tính người ta vốn thiện, ví như tính nước vốn chảy xuống chỗ
thấp; sở dĩ thành ác là vì làm trái thiên tính đi, ví như ngăn nước cho nó phải lên
chỗ cao vậy (xem bài dọc thêm số 2).
b) Tính người vốn thiện, nhưng vì tập quan, vì hoàn cảnh vì vật dục làm sai lạc
đi, hư hỏng đi, vậy cần phải có giáo dục để muôi lấy lòng thiện, giữa lấy bản
tính. Mấy điều cốt yếu trong việc giáo dục ấy là: dưỡng tính (giữ lấy thiện tính),
tồn tâm (giữa lấy lòng lành), trì chí (cầm lấy chí hướng cho vững), dưỡng khí
(nuôi lấy khí phách cho mạnh).