theo được, thế mà không mấy người chịu theo. Khác nào như ai cũng ăn uống
cả, nhưng ít người ăn mà biết rõ mùi vậy. Chỉ có thánh nhân mới theo được mà
thôi, vì theo đạo ấy cốt phải có ba cái đạt đức là trí, nhân và dũng. Trí là để biết
rõ các sự lý, nhân là để hiều điều lành mà làm, dũng là để có cái khí cường kiện
mà theo làm điều lành cho đến cùng.
“Ông Tử tư lại dẫn lời đứcKhổng Phu tử nói về chữ thành, “Thành là đạo Trời,
học cho đến bậc thành là đạo người” Đạo người là phải cố gắng hết sức để cho
đến bậc chí thành. Phải học cho rộng, xét hỏi cho kỹ, nghĩ ngợi cho sâu, biện
biệt điều phải trái cho rõ, và dốc lòng làm điều thiện cho đến cùng. Hể ai làm
được như thế thì rồi ngu thành sáng, yếu thành ra mạnh, tức là dần dần lên đến
bậc chí thành. Ở trong thiên hạ duy có bậc chí thành tức là bậcthánh, thì mới
biết rõ cái tính của Trời; biết rõ cái tính của trời thì biết rõ cái tình của người;
biết rõ cái tình của người, thì biết được cái tính của vạn vật; biết rõ cái tính của
ạn vật thì khả dĩ giúp được sự hóa dục của trời đất và có công ngang với trời đất
vậy …
--
(3) Tâm pháp (tâm: lòng; pháp: phép) là những điều đạo giáo thày trò dạy bảo
truyền thụ cho nhau.
(4) Trung dung là đạo người quân tử ăn ở đúng mực, không thái qua, không bất
cập. chữ dung ở đây nghĩa là không thay đổi.
(5) Trung dung XX.
--
“Sách Trung dung nói cái đạo của thánh nhân căn bản ở Trời, rồi giải diễn ra hết
mọi lẽ, khiến người ta phải giữ mình cho kính cẩn trong khi hành động và khi
im lặng một mình. Suy cái lý ấy ra cho đến sự nhân nghĩa, để khiến cho thiên hạ
được bình trị và lại tán dương cái công hiệu linh diệu của đạo ấy cho đến chỗ
tinh thần vô thanh, vô sắc mới thôi. Thật là một quyển sách triết lý rất cao”
(Trần Trọng Kim, Nho giáo, q1, tr.279-285)
Luận ngữ.
A) Luận ngữ (nghĩa đen là bàn nói) là cuốn sách chép các lời đức Khổng tử
khuyên dạy học trò hoặc các câu chuyện ngài nói với những người đương thời
về nhiều vấn đề (luân lý, triết lý, chánh trị, học thuật) do các môn đệ ngài sưu