VIỆT NAM VĂN HỌC SỬ YẾU - Trang 31

thánh hiền thời thượng cổ mà phát huy ra và lập thành hệ thống để truyền cho
đời sau; bởi thế ngài vẫn được coi là ông tổ của Nho giáo.

--
2) Phần dưới, gọi là Truyện, là lời giảng giải của Tăng tử (2) là môn đệ của
Khổng tử có 10 chương.
Mục đích bậc đại học hay cái tôn chỉ của người quân tử, đã tóm ở câu đầu sách
là: “Đại học chi đạo, tại minh chi đức, tại thân dân, tại chỉ ư chi thiện. Nghĩa là:
Cái đạo của người theo bậc đại học là cốt làm sáng cái đức (đức tốt) của mình,
cốt làm mới (ý nói cải hóa) người dân, cốt dừng lại ở cõi chí thiện. Vậy người
quân tử trước phải sửa sang đức tính mình cho hay, rồi lo dạy người khác nên
hay, và lấy sự chí thiện làm cứu cánh.
C) Mục đích đã như vậy, phương pháp phải thế nào? Phải sửa mình trước (tu
thân), rồi mới chỉnh đốn việc nhà (tề gia), cai trị việc nước (trị quốc) và làm cho
cả thiên hạ được bình yên (bình thiên hạ). Cái phương pháp ấy là tuần tự mà
tiến, tự mình đến người ngoài, mà điều cốt yếu nhất là việc sửa mình, nên trong
Đại học có câu:”Tự thiên tử dĩ chí ư thứ dân, nhất thị giai dĩ tu thân vi bản,
nghĩa là: Từ ông vua đến kẻ thường dân, ai nấy đều lấy việc sửa mình làm gốc.
--
(2) Tăng tử: xem lời chú số (2) ở chương thứ hai.
--
D) Nay muốn sửa mình, phải thực hành theo cách nào?
Trước hết phải cách vật nghĩa là thấu lẽ mọi sự vật, rồi phải trí tri, nghĩa là biết
cho đến cùng cực, thành ý: nghĩa là ý phải thành thực, chánh tâm, nghĩa là lòng
phải cho ngay thẳng. Bốn điều ấy phải theo htứ tự kể trên mà tiến hành, có làm
được điều trên mới làm được điều dưới. Làm được bốn điều áy thì thì sẽ tu được
thân, rồi tề được nhà, trị được nước và bình được thiên hạ, mà làm trọn được cái
đạo của người quân tử.
Trung Dung. Cuốn này là gồm những lời tâm pháp của đứcKhổng tử do học trò
ngài truyền lại, rồi sau Tử tư là cháu ngài chép thành sách, gồm có 33 chương.
“Ông Tử Tư dẫn những lời của Khổng Phu tử đã giảng về đạo trung dung. Ngài
nói rằng: Trung hòa là cái tính tình tự nhiên của trời đất, mà trung dung là cái
đức hạnh của người ta. Trung là giữa, không lệch về bên nào: dung là thường,
nghĩa là dùng đạo trung làm đạo thương (4). đạo trung dung thì ai ai cũng có thể

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.