vua tôi, cha con, vợ chồng), tứ thời (bốn mùa), tứ phương (bốn phương), ngủ
hành (năm hành :thủy, hỏa,mộc, kim, thổ) , ngũ thường (năm nết thường: nhân,
nghĩa, lể trí, tín), lục cốc (sáu giống lúa) lục súc (sáu giống vật nuôi), thất tình
(bảy mối tình trong lòng người), bát âm (tám thứ tiếng trong âm nhạc), cửu tộc
(chín đời trong họ.), thập nghĩa (mười điều nghĩa).
4) Đoạn thứ IV: Các sách học : Hiếu kinh (sách dạy về đạo hiếu), Tứ thư (bốn
cuốn sách gốc trong đạo Nho), Ngủ kinh (Năm cuốn sách chính trong đạo Nho),
ngủ tử (năm nhà triết học) chư sử (các sách sử)
5) Đoạn thứ V: Kể các triều vua trong lịch sử nước Tàu từ đâù đến đời Nam Bắc
triều;
6) Đoạn thứ VI: Kể gương của người chăm học đời xưa để khuyến khích học
trò.
7) Đoạn VII:Mấy lời khuyên trẻ con nên chăm học để sau này được hiển vinh.
8)
Trích lục một đoạn:
Âm: dưỡng bất giáo, phụ chi quá. Giáo bất nghiêm, sư chi nọa. Tử bất học, phi
sở nghị. Áu bất học, lão hà vi. Ngọc bất trác, bất thành khí. Nhân bất học, bất tri
lý
Nghĩa: Nuôi mà chẳng dạy là lỗi của người cha. Dạy mà chẳng nghiêm, do sự
lười của ông thâỳ .Người con mà không học là lỗi đạo làm con. Bé không học,
già làm gì. Hòn ngọc không giũa không thành được đồ dùng. Người ta không
học, không biết được lẽ phải.
Kết luận.
Tất cả các sách kể trên này, xét về phương diện sư phạm, đều không hợp với
trình độ trẻ con, vì quyển nào cũng ngay tự chỗ bắt đầu, dùng những chữ khó
hoặc về ý nghĩa, hoặc về mặt chữ. Nhưng ta cũng phải nhận rằng ,trừ ba quyển
trên chỉ là những sách dạy tiếng một đặt thành câu có vần cho dễ nhớ không kể,
còn các quyển dưới đều có chủ ý dạy trẻ biết luân thường đạo nghĩa, lại phần
nhiều đặt theo lối văn vần, thành ra trẻ con học thuộc những câu ấy, tuy lúc nhỏ
chưa hiểu rõ nghĩa lý, nhưng đến lúc lớn, nhớ ra, ôn lại, thời dần dần cũng vỡ
vạc thấm thía các nghĩa lý ấy mà coi những câu ấy như những câu châm ngôn
để tu thân xử thế, thật rất có ảnh hửởng về đường tinh thần luân lý vậy.