Nữ vật tham tài; nam vật tham sắc.
(Gái chớ tham của; trai chớ tham sắc.)
Bần nhi vô xiểm; phú nhi vô kiêu
(Nghèo mà không nịnh; giàu mà không kiêu)
Nhân tham tài tử; điểu tham thực vong.
(Người tham của thì chết; chim tham ăn thì mất)
Cơ hàn thiết thân, bất cố liêm sỉ
(Đói rét thiết đến thân, không đoái tới liêm sỉ )
Tự tiên trách kỷ, nhi hậu trách nhân.
(Trước tự trách mình, rồi sau trách người)
Hàm huyết phún nhân, tiên ô ngã khẩu
(Ngậm máu phun người, trước bẩn miệng ta)
Tích thiện phùng thiện, tích ác phùng ác
(Trữ thiện gặp thiện, trữ ác gặp ác)
Cận chân giả xích, cận mặc giả hắc
(Gần son thì đỏ, gần mực thì đen. )
Đãn hoạn vô tài, bất hoạn vô dụng
(chỉ lo không có tài, chẳng lo không được dùng)
Tam tự kinh. Nhan sách nghĩa là “sách ba chữ” vì các câu trong cuốn âý đều có
ba chữ. Các chữ cuối câu chẵn đều có vần, và cứ hai vần trắc lại đổi sang hai
vần bằng. Sách ấy vẫn truyền là do vương Ứng Lân, người đời nhà Tống soạn
ra.
(4). Vương Ứng Lân, tự là Bá Hậu, người đời Khánh nguyên, nhà Tống (1105-
1201)- Đến đời nhà Thanh, Vương Tấn Thăng có làm bài giải thích sách Tam tự
kinh, nhan là Tam tự kinh huấn hỗ trong bài tựa đề năm Bính ngọ niên hiệu
Khang Hi (1666), cũng nói là sách ấy do vương Bá Hậu soạn ra. những các nhà
khảo cứu gần đây lại cho sách ấy là do Khu Thích tử, người cuối đời Tống làm
ra.
Sách có 358 câu, chia làm bảy đoạn đại ý như sau:
1) Đoạn thứ I : Nói về tình người và sự dạy dỗ.
2) 2) Đoạn thứ II: Lễ nghi, hiểu để, bổn phận của trẻ con
3) Đoạn III: Các điều thường thức: kể rõ các số mục giải thích thế nào là tam tài
(trời, đất, người), tam quang (mặt trời, mặt trăng, sao), tam cương (ba giềng: