DƯƠNG QUẢNG HÀM
VIỆT NAM VĂN HỌC SỬ YẾU
THIÊN THỨ HAI
ẢNH HƯỞNG CỦA NƯỚC TÀU
CHƯƠNG THỨ BA
CÔNG DỤNG CỦA VĂN HỌC TÀU
Xét qua Bộ Tứ Thư
Công dụng của văn học Tàu. Như Chương dẫn đâù đã nói ,dân tộc Việt Nam,
ngày từ khi thành lập đã chịu ảnh hưởng của văn hóa Tàu. Cái văn hóa ấy truyền
sang nhước ta tuy do nhiều cách, nhưng thứ nhất là do văn học, tức là nhờ sự
học chữ Nho và các sách chữ Nho của người Tàu đem sang. Chính cái văn học
của người Tàu ấy đã chi phối tư tưởng, học thuật, luân lý, chánh trị, phong tục
của dân tộc ta.
Trong các trào lưu tư tưởng của người Tàu tràn sang bên ta, có ảnh hưởng sâu
xa đến dân tộc ta nhất là Nho giáo. Các sách làm gốc cho Nho giáo là Tứ thư và
Ngũ kinh; các sách ấy vừa là kinh điển của các môn đồ đạo Nho, vừa là những
tác phẩm văn chương tối cổ ở nước Tàu. Vậy ta phải xét những bộ sách ấy
trước. Thoạt tiên xét về bộ Tự thư (bốn sách) gồm có Đại học, Trung dung,
Luận ngữ và Mạnh Tử.
Đại học ,
A) Cuốn nầy là sách của bậc “đại học” cốt dạy cái đạo của người quân tử.
Sách chia làm hai phần:
1) Phần trên gọi là kinh, chếp lời đức Khổng tử. (1) có I chương.
--
(1) Khổng tử (551-479) , chính tên là Khưu, người nước Lỗ (nay thuộc tỉnh Sơn
đông) trước làm quan Đại tư khấu, (coi việc hình ở nước Lỗ, sau được cất lên
nhiếp tường sự. Sau vì vua Lỗ không muốn dùng ngài, ngài đi chu du các nước
chư hầu (Vệ, Tống, Trần v.v. .. ) trong 14 năm, nhưng không ông vua nào biết
dùng ngài. Ngài bèn trở về nước lỗ dạy học trò, san định các Kinh, làm sách
Xuâ Thu để bày tỏ cái đạo của Ngài. Tuy ngài không phải là người sánglập ra
Nho giáo vì như ngài đã nói: “Thuật nhi bất tác, ngài chỉ thuật lại đạo giáo của
cổ nhân mà không sáng tác ra gì, nhưngngài đã có công lớn đem cái đạo của