(1821-1850) nhà Thanh.
b) Phần thứ hai (64 câu): tóm tắt lịch sử nước Nam từ đời Hồng Bàng đến triều
Nguyễn.
c) Phần thứ ba (76 câu): lời khuyên học trò về việc học và cách xử thế.
Trích lục mấy câu ở phần thứ hai :
Âm. Kỳ tại quốc bản, cổ hiệu việt thường; Đường cải An nam, Hàn xưng Nam
Việt, Thần nông tứ thế, thứ tử phân phong; viết Kinh Dương Vương, hiệu Hồng
Bàng thị.
Nghĩa. Ở nước ta, xưa gọi là Việt Thường; nhà Đường đổi làm An nam, nhà
Hán gọi là Nam Việt. Cháu bốn đời vua Thần nông , (vốn là) con thứ được
phong (làm vua ở xứ ta) gọi là vua Kinh Dương hiệu là Hồng Bàng.
Ấn học ngũ ngôn thi. Nhan sách nghĩa là “thơ năm tiếng (để) trẻ học”. Sách
gồm có 278 câu thơ ngủ ngôn, đại ý nói về lạc thú và kết quả của sự học và tả
cái mộng tưởng của một người học trò mong thi đậu trạng nguyên. Bởi thế cuốn
ấy cũng gọi là Trạng nguyên thi. Trích lục một đoạn:
Âm. Di tử kim mãn doanh, hàn hư giáo nhất kinh. Tinh danh thư quế tịch, chu
tử liệt triều khanh. Dưỡng tử giáo độc thư, thư trung hữu kim ngọc, Nhất tử thụ
hoàng ân, toàn gia thực thiên lộc.
Nghĩa. Để cho còn đầy hòm vàng, sao bằng dạy con một quyển sách. Họ tên
chép vào sổ quế (sổ người được đỗ vi thì đỗ thường gọi là bẻ quế), mặc màu đỏ
tiá (màu áo đại trào) đứng gnang hàng các bậc công khanh trong triều. Nuôi con
mà dạy con đọc sách, (tức là) trong sách có vàng ngọc. Một người con được
chịu ơn vua, cả nhà được ăn lộc trời.
2. Sách của người Tàu làm
Những sách của người Tàu làm mà xưa ta dùng để học chữ Nho thì có cuốn
Thiên tự vạn (1) trong có một nghìn chữ đặt thành những câu bốn chữ có vần,
cuốn Hiêu kinh của Tăng tử chép (2) lời đức Khổng tử dạy về đạo hiếu; nhưng
thông dụng hơn cả là những cuốn Minh tâm bảo giám, Minh đạo gia huấn và
thứ nhất là cuốn Tam tự kinh.
(1) Cuốn này do Chu Hưng Tự làm quan đời nhà Lương soạn ra.
(2) Tăng Tử: tên là Sâm tự là Tử dư học trò đức Khổng tử.
Minh tâm bảo giám . Nhan sách nghĩa là “tấm gương báu soi sáng cõi lòng”