kiến thông thường nhiêù khi sai lầm hoặc thiên lệch. Bởi thế, mỗi việc quan
trọng kể ra, mỗi cái chứng cớ dẫn ra, thường có chưa rõ xuất xứ. Cuối mỗi
chương, đều có kể rõ các tác phẩm để kê cứu và các bản in, bản dịch để độc giả
có thể theo đó mà kiểm điểm những điều đã chép ở trên.
Về mỗi tác giả nói đến trong sách (trừ những tác giả còn sống) , chúng tôi có
kèm theo một cái tiểu truyện: những điều nói trong tiểu truyện nầy (năm sinh,
năm mất, năm thi đỗ, quê quán v.v...) chúng tôi đã kê cứu cẩn thận ở các sử ký
liệt truyên đăng khoa lục, v.v. ..
Cuối mỗi chương, thường có các bài đọc thêm, hoặc trích ở những tác phẩm đã
xuất bản, hoặc tự chúng tôi biên dịch ra để độc giả được hiểu rõ một vấn đề
quan trọng đã nói đến ở trong chương.
Ở cuối sách, có một bản liệt kê tên các tác giả và các tác phẩm theo thứ tự A B
C; sau mỗi tên có chứa số trang trong sách đã nói đến tác giả hoặc tác phẩm ấy
để độc giả tiện sự tra cứu.
Việc sắp đặt và lựa chọn các thơ văn trích lục
Việc học văn học sử phải căn cứ vào các tác phẩm: học trò không những cần
biết những điều cốt yếu về thân thế và văn nghiệp của mỗi tác giả, lại cần đọc
nhiều thơ văn của tác giả ấy mới có thể lĩnh hội được cái khuynh hướng về tư
tưởng và cái đặc sắc về văn từ của tác giả ấy. Bởi thế phần thứ nhì quyển nầy,
“Việt Nam thi văn hợp tuyển vừa là một tập hợp những bài thơ văn hay để dùng
trong khoa giảng quốc văn, vừa là một tập khảo chứng cốt làm tỏ rõ những điều
đã nói trong phần “Văn Học Sử Yếu”. Nên, muốn cho tiện việc đối chiếu, chúng
tôi hợp các bài cùng một tác giả lại với nhau và sắp đặt các tác giả theo thứ tự
thời gian, trừ các ca dao và các tác phẩm vô danh để lên đầu sách.
Trong việc lựa chọn, chúng tôi chú ý đến những bài không những có giá trị về
đường tư tưởng và đường văn từ mà lại có thể làm tiêu biểu cho công trình trứ
thuật của tác giả.
Việc khảo sát, dẫn giải, chú thích các thơ văn trích lục
Trước khi trích lục một tác phẩm trường thiên nào, chúng tôi có tóm tắt đại ý và
lược thuật các tình tiết trong tác phẩm ấy để học trò được biết ý nghĩa của toàn
thiên mới hiểu rõ các đoạn trích lục ở sau.
Các bản in quốc ngữ những thơ văn cổ (trừ những bản đứng đắn do các học giả
chủ trương) thường có nhiều chỗ sai lầm làm mất cả ý nghĩa nguyên văn, nên