DƯƠNG QUẢNG HÀM
VIỆT NAM VĂN HỌC SỬ YẾU
THIÊN THỨ BA
CÁC CHẾ ĐỘ VỀ VIỆC HỌC THI
Chương thứ 10
Vua Lê Thánh Tôn và Hội Tao Đàn
Trong triều Hậu Lê, đời vua Lê Thánh Tôn là đời thạnh trị nhất. Ngài lưu tâm
đếm việc văn học và khuyến khích việc trứ thuật. Bởi vậy ta phải xét riêng về
đời Ngài.
Vua Lê Thánh Tôn (1442-1497). Ngài tên là Tư Thành, hiệu là Thiên Nam
Động chủ, là ông vua thứ tư triều Hậu Lê, trị vì từ năm 1460 đến 1497. Trong
38 năm làm vua, ngài đánh Chiêm thành để mở mang bờ cõi nước ta về mạn
nam; lại sửa sang chánh trị, san định luật lệ, chẩn chỉnh phong tục (ngài đặt ra
24 điều giáo hóa cho dân thường giảng đọc để giữ lấy luân thường và phong hóa
tốt).
Ngài cũng lưu tâm đến việc văn học lắm. Chính ngài đặt ra lệ xướng danh và
khắc bia tiến sĩ để tưởng lệ các sĩ phu trong nước. Năm 1479, ngài sai tìm các
tác phẩm của Nguyễn Trãi đã soạn ra. Cũng năm ấy, ngài sai Ngô Sĩ Liên biên
tập bộ Đại Việt Sử ký toàn thư (sẽ nói ở năm thứ hai, chương thứ bảy). Tóm lại,
ngài thật là một anh quân về triều Hậu Lê vậy.
Hội tao đàn.- Vua Lê Thánh Tôn có tài thơ văn và thích ngâm vinh, nên ngài có
lập ra Hội Tao đàn (tao: tao nhã, văn chương; đàn: nền) chọn 28 người văn thần
sung vào gọi là nhị thập bát tú (28 chòm sao). Ngài làm Tao đàn nguyên suý và
cử Thân Nhân Trung và Đỗ Nhuận làm phó nguyên suý. Ngài cùng với nhân
viên hội bàn bạc sách vở và xướng họa thơ văn.
Thiên nam dư hạ tập.- Năm 1483, vua Lê Thánh tôn sai Thân Nhân Trung,
Quách định Bảo, Đỗ Nhuận, Đào Cử, Đàm văn Lễ, biên tập bộ Thiên Nam dư
hạ tập (Thiên nam: trời nam; dư hạ: nhàn rỗi). Cứ theo sách Lịch triều hiến
chương (văn lịch chí) của Phan Huy Chú thì bộ ấy gồm 100 quyển chép đủ chế
độ, luật lệ, văn hàn, sách cáo; đại lược theo sách hội điển nhà Đường, nhà Tống,
nhưng bộ ấy ngay đến đời Lê Trung Hưng đã tản mát mất nhiều, mười phần chỉ
còn một hai. Hiện nay chỉ còn sót lại tập thơ của vua Lê Thánh Tôn cùng với