được. Những trường hợp ấy là:
1) Trong bài thơ ngũ ngôn, chữ thứ nhất các câu chẵn và chữ thứ ba của cả các
câu đáng bằng mà đổi ra trắc là khổ độc.
2) Trong bài thơ thất ngôn, chữ thứ ba các câu chẵn và chữ thứ năm các câu lẽ
đáng bằng mà đổi ra trắc là khổ độc.
F) Thất luật.- Một câu thơ đặt sai luật nghĩa là một chữ đáng bằng mà đổi ra trắc
hoặc trái lại, thế thì gọi là thất luật (sai mất luật) không được.
Niêm.-
A) Định nghĩa – Niêm (nghĩa đen là dính) là sự liên lạc về âm luật củ hai câu
thơ trong bài thơ Đường luật. Hai câu thơ niêm với nhau khi nào chữ thứ nhì
của hai câu cùng theo một luật, hoặc cùng là bằng, hoặc cùng là trắc, thành ra
bằng niêm với bằng, trắc niêm với trắc.
B) Những câu niêm với nhau trong một bài thơ bát cú. Trong một bài thơ bát cú
(xem lại biểu các luật thơ ở trên) những câu sau này niêm với nhau: 1 với 8; 2
với 3; 4 với 5; 6 bới 7; 8 với 1.
C) Thất niêm.- Khi các câu trong một bài thơ, vì sự đặt sai, không niêm với
nhau theo lệ đã định; thì gọi là thất niêm (mất sự dính liền) không được.
Cách bố cục.- Một bài thơ bát cú có bốn phần:
1) Đề gồm có phá đề (câu 1) là mở bài và thừa đề (cầu) là nối câu phá mà vào
bài.
2) Thực hoặc trạng (hai câu 3-4) là giải thích đầu bài cho rõ ràng.
3) Luận (hai câu 5 -6) là bàn bạc cho rộng nghĩa đầu bài.
4) Kết (hai câu 7-8) là tóm ý nghĩa cả bài mà thắt lại.
II.- Tứ Tuyệt.
Định nghĩa.- tứ là bốn, tuyệt là dứt, ngắt. Lối này gọi thế vì thơ tứ tuyệt là ngắt
lấy bốn câu trong bài thơ bát cú mà thành.
Các cách làm thơ tứ tuyệt.- Vì một bài thơ bát cú có thể ngắt nhiều cách, nên
cũng có nhiều cách làm thơ tứ tuyệt:
1/ Ngắt bốn câu trên, thành ra bài thơ ba vần, hai câu trên không đối nhau, hai
câu dưới đối nhau. Thí dụ.
Con voi (Lê Thánh Tôn ?)
(so sánh với biểu Thất ngôn bát cú, luật bằng, vần bằng ở trên)
Xông pha bốn cõi bể chông gai,