ngượng) , đều không được cả.
Phép đối trong thể thơ.-
A) Định nghĩa.- Đối là đặt hai câu đi sóng đôi cho ý và chữ trong hai câu ấy cân
xứng với nhau.
1/ Đối ý là tìm hai ý tưởng cân nhau mà đặt thành hai câu sóng nhau.
2/ Đối chữ thì vừa phải đối thanh tức là bằng đối với trắc, trắc đối với bằng; vừa
phải đối loại của chữ nghĩa là phải đặt hai chữ cùng một tự loại để đối với nhau
(như cùng là hai chữ danh từ, hoặc động từ , v.v. )
3/ Những câu phải đối trong một bài thơ bát cú. - Trừ hai câu đầu và hai câu
cuối, còn bốn câu giữa thì câu 3 đối với câu 4, câu 5 đối với câu 6.
Luật thơ.- định nghĩa: Luật thơ là cách xếp đặt tiếng bằng tiếng trắc trong các
câu của một bài thơ.
B) Tiếng bằng và tiếng trắc. – Muốn hiểu luật thơ, phải biết phân biệt tiếng bằng
tiếng trắc. Bằng (chữ nho là bình) là những tiếng lúc phát ra bằng phẳng đều
đều. Trắc (nghĩa đen là nghiêng, lệch) là những tiếng khi phát ra hoặc tự thấp
lên cau hoặc tự cao xuống thấp.
Trong tiếng ta có tám thanh thì có hai thanh bằng và sáu thanh trắc. Các thanh
ấy liệt kê trong các biểu sau này:
Loại thanh Tên các thanh Dấu chỉ thanh Chua thêm
Bằng Phù bình thanh Không có dấu
Trầm bình thanh Huyền (`)
Trắc Phù thượng thanh Ngã (~)
Trầm thượng thanh Hỏi (? )
Riêng cho các
tiếng đằng sau
Phụ âm e, ch, p,t
Phù khứ thanh Nặng (.)
Phù nhập thanh Sắc ( ’ )
Trầm nhập thanh Nặng (.)
C) Luật bằng và luật trắc.- Thơ có thể làm theo hai luật.
1) Luật bằng là luật thơ bắt đầu bằng hai tiếng bằng;
2) luật trắc là luật thơ bắt đầu bằng hai tiếng trắc.
D) Các luật thơ.- Nay liệt kê các luật thơ thông dụng như sau (b= tiếng bằng; t =