DƯƠNG QUẢNG HÀM
VIỆT NAM VĂN HỌC SỬ YẾU
THIÊN THỨ TƯ: CÁC THỂ VĂN
CHƯƠNG THỨ MƯỜI BA
CÁC THỂ VĂN CỦA TÀU VÀ CỦA TA.
THI PHÁP CỦA TÀU VÀ ÂM LUẬT CỦA TA.
Từ khi Hàn Thuyên biết theo Đường luật của Tàu mà làm thơ phú nôm thì văn
quốc âm một ngày một phát đạt. Các văn sĩ không những làm thơ phú mà còn
làm các thể văn khác nữa. Vậy ta phải xét phép tắc các thể văn ấy .
I. Các thể văn của Tàu và của ta.
Thể văn mượn của Tàu và thể văn riêng của ta – Ta có thể chia các thể văn của
ta ra làm hai loại: một là những thể văn mượn của Tàu; hai là những thể văn
riêng của ta.
A) Những thể mượn của Tàu có thể chia làm hai hạng:
1) Vận văn là văn có vần: thơ, phú.
2) Biền văn là văn không có vần mà có đối: câu đối tứ lục, kinh nghĩa (lối bát
cổ)
B) Những thể riêng của ta là : Lục bát, song thất, và các biêế thể của hai lối ấy
(hát nói, sẩm, lý, hề, điên, v.v. ) nói lối (về tuồng) đều thuộc về loại văn vần cả.
Còn các lối văn xuôi của Tàu (như tự, bạt, truyện, ký, bí, luận) thì các cụ hồi
xưa ít viết bằng quốc âm. Còn các lối văn xuôi mới (như tiểu thuyết, luận
thuyết, ký sự, diễn thuyết, kịch) thì mãi gần đây ta chịu ảnh hưởng của Tây học
mới biết dùng đến .
Lời chú.- Một điều khiến ta phân biệt được thể văn nào là mượn của Tàu và thể
văn nào là riêng của ta là cách gieo vần.
a) Những thể văn vần của Tàu thì bao giờ vần cũng gieo ở cuối câu. Thí dụ:
trong thể thơ, các chữ vần gieo ở cuối câu thứ nhất và cuối câu chẳn.
b) Những thể văn của ta thì vần vừa gieo ở câu cuối gọi là cước vận (cước;
chân), vừa gieo ở lưng chừng câu gọi là yêu vận (yêu: lưng). Hí dụ: trong lối lục
bát thì vần câu lục gieo ở cuối (cước vận lại hiệp với chữ thứ sáu của câu bát
(yêu vận). Trong thể song thất thì vần câu thất trên gieo ở cuối (cước vận) lại
hiệp với chữ thứ năm câu thất dưới (yêu vận)