VIỆT SỬ GIAI THOẠI - Trang 1002

như ức hiếp người ta để chiếm ao, đầm, ẩn lậu thuế đinh, thuế điền, vậy, xin
bắt để trị tội.

Bởi lẽ này, (Đặng Trần) Thường bị khép vào tội phải xử tử. Khi ở trong

ngục, (Đặng Trần) Thường hay uống rượu bừa bãi, lại còn nói càn. Hắn có
làm bài phú bằng văn Nôm, đề là Vương Tôn, ví mình cũng gặp cảnh ngộ
tương tự như Hàn Tín thuở nào, lời lẽ rất ai oán. Đình thần đều cho là đáng
giết. Năm Bính Tí (tức năm 1816 – NKT) hắn bị xử phải thắt cổ cho chết,
gia sản bị tịch thu.”

Lời bàn
Đặng Trần Thường bắt đầu để bụng thù oan chẳng qua chỉ vì một lời nói

quá thật của Ngô Thì Nhậm. Trách Ngô Thì Nhậm vụng về ư? Thế kể cũng
có cái đúng, nhưng, người mà lúc nào cũng chỉ nói những lời cốt làm đẹp
lòng kẻ khác, người mà lúc nào cũng né tránh sự thật, vì sợ … nói thật mất
lòng, thì thử hỏi, có đáng gọi là người nữa hay không?

Nếu Đặng Trần Thường nặng lòng thù oán Ngô Thì Nhậm chẳng qua chỉ

vì một câu nói, thì Lê Chất cũng biết để bụng ghét bỏ Đặng Trần Thường
chẳng qua cũng chỉ vì một câu nói đó thôi. Sau, chính bản thân Lê Chất
cũng bị kẻ khác tìm cách trả thụ bởi lí do tương tự. Nhà Phật nói rằng, nếu
cứ lấy oán trả oán thì oán sẽ dằng dặc mãi không dứt và người ta sẽ chìm
đắm mãi trong bể khổ Nếu lời này chưa đúng cho tất cả, thì trong những
trường hợp cụ thể kể trên, quả là chí lí vô cùng.

Bài học về sự báo oán nhỏ nhen của lũ tiểu nhân chất đầy trong sử, xin

hãy đọc và suy gẫm đi, lợi cho thân mình, lại cũng lợi cho xã tắc, lợi cho
hôm nay và cũng lợi cho mai sau, sự ích lợi to lớn đến không cùng.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.