Thiên Cao Hoàng hậu, thân mẫu của vua Minh Mạng – NKT). Công chúa
lúc nào cũng tươi tỉn, Từ Cung (chỉ bà Thuận Thiên Cao Hoàng hậu –
NKT) rất lấy làm vui, thường cho gọi đến để cùng vui chơi. Trở về, Nhà
vua thưởng (cho Công chúa) một tấm thẻ bài để đeo, làm bằng ngọc màu
mỡ dê, có dây thao rủ xuống. Năm (Minh Mạng) thứ mười tám (tức là năm
1837 – NKT), thân mẫu qua đời, Công chúa thương xót, để cho thân xác
gầy còm. Năm (Minh Mạng) thứ hai mươi mốt (tức năm 1840 – NKT) Vua
không được khỏe. Công chúa thân sắc thuốc và nấu cháo để dâng tiến, sớm
hôm hầu hạ không mỏi. Vua mất, Công chúa thương xót đến ngất đi, tưởng
là tắt thở. Hiến Tổ (tức vua Thiệu Trị – NKT) vẫn thường lấy cháo của Vua
ăn còn lại đem cho, dụ bảo nên bớt sự thương xót (kẻo xuống sức mà có
hại). Công chúa lại thường cung kính đến cung Từ Thọ thăm hỏi. Khi đem
Vua đi mai táng, Công chúa theo hầu bàn thờ và sau lại chực hầu đền thờ ở
lăng, trọn cả ba năm chưa từng cười đùa.
Năm Thiệu Trị thứ nhất (tức năm 1841 – NKT), Vua ban cho các sách
(Đại Nam) thực lục tiền biên và Tư trị thông giám mỗi loại một bộ. Sau,
(Vua đem Công chúa) gả cho (Phan) Văn Oánh là con trai thứ tư của
Chưởng Nghĩa Hầu Phan Văn Thúy, người ở Thuận Xương, Quảng Trị. Từ
ngày vu quy, tình vợ chồng rất đằm thắm, Công chúa chẳng hề tỏ vẻ là con
vua, biết kính thờ mẹ chồng, lo việc dạy con và giữ đức khuê môn”.
Lời bàn
Con vua Gia Long phần nhiều là ngổ ngáo, con vua Minh Mạng nói
chung là tốt hơn, được giáo dục cẩn thận hơn, nhưng có được cái tâm đáng
quý như An Thường Công chúa thì không phải là nhiều. Có lẽ cũng chính
vì vậy mà sử đã trân trọng ghi lại vài nét đại lược về đức độ của An
Thường Công chúa.
Miếng ngon của vua cha ban mà cũng không dám ăn chỉ vì thương thân
mẫu của mình cũng chưa từng được ăn, lại đang khi bị bệnh, cần được bổ
dưỡng … hành vi ấy thật khó có thể tin là của một cô Công chúa mới chín
tuổi đầu, cho nên, vua cha kinh ngạc và mừng vui, quần thần cảm động mà
rơi cả nước mắt, tất cả, chẳng có gì là khó hiểu cả. Sử chép việc An