01. Cuộc kì ngộ giữa Lạc Long Quân và Âu Cơ
Các bộ sử cũ thường coi Hồng Bàng là dòng họ đầu tiên đã có công dựng
nước. Mức độ tuy có khác nhau, nhưng nhìn chung, tất cả đều dựa vào
những ghi chép của sách Lĩnh Nam chích quái để viết về họ Hồng Bàng.
Nay, xin theo Hồng Bàng thị truyện (Truyện họ Hồng Bàng) trong Lĩnh
Nam chích quái, giới thiệu cuộc kì ngộ giữa Lạc Long Quân với Âu Cơ như
sau:
“Cháu ba đời họ Viêm Đế Thần Nông là Đế Minh sinh ra Đế Nghi. Đế
Minh nhân đi tuần thú phương Nam, tới miền Ngũ Lĩnh; gặp con gái
bà Vụ Tiên, đem lòng yêu thích rồi cưới về, sinh ra Lộc Tục. Lộc Tục
dung mạo đoan chính, tuổi nhỏ đã thông minh, nhanh nhẹn. Đế Minh
lấy đó làm sự lạ, bèn truyền ngôi cho, nhưng Lộc Tục cố nhường cho
anh là Đế Nghi chớ quyết không dám nhận. Đế Minh vì thế đã cho Đế
Nghi thay mình, cai trị ở phương Bắc, còn Lộc Tục thì được phong
làm Kinh Dương Vương, cai quản vùng phía Nam, gọi là nước Xích
Quỷ.
Kinh Dương Vương có tài xuống thủy phủ, nhân đó, lấy con gái của
Động Đình Quân là Long Nữ, sinh ra Sùng Lãm. Sùng Lãm tức Lạc
Long Quân, sau thay cha trị nước, còn Kinh Dương Vương không rõ
đi đâu.
Lạc Long Quân chỉ cho dân cách cày cấy, dạy cho dân cách ăn mặc.
Nước nhà từ đó mới có thứ tự vua tôi trên dưới, có luân thường của
cha con, vợ chồng. Lắm lúc Lạc Long Quân trở về thủy phủ mà trăm
họ vẫn được yên vui. Hễ dân có việc, cứ gọi Lạc Long Quân rằng: -Bố
ơi, sao không về cứu chúng con.
Thế là Lạc Long Quân liền trở về ngay. (Người Việt gọi phụ là cha
hoặc bố, gọi quân là vua như vậy). Sự oai linh cảm ứng của (Lạc)
Long Quân, không ai có thể lường được.
Sau, Đế Nghi truyền ngôi cho con là Đế Lai. Nhân thấy phương Bắc
bình yên vô sự, nhớ chuyện ông mình là Đế Minh đi tuần thú phương
Nam mà gặp được tiên nữ, Đế Lai bèn sai kẻ bề tôi thân cận là Xuy