10. Cái chết của Đỗ Duy Trung
Vùng Cẩm Khê, Sơn Tây cũ, nay thuộc về Phú Thọ. Đất ấy có xã mang
tên chữ là Ký Chế, tên nôm
là Cấy Chấy. Cuối thế kỉ XIV, đầu thế kỉ XV,
ở Cấy Chấy có người tên là Đỗ Duy Trung. Đỗ Duy Trung vốn là cựu thần
của nhà Trần. Năm 1400, họ Hồ cướp ngôi họ Trần, Đỗ Duy Trung lấy đó
làm điếu căm tức. Thế rồi khi quân Minh xâm lược nước ta, cuộc kháng
chiến chống Minh do nhà Hồ lãnh đạo nhanh chóng bị thất bại, Đỗ Duy
Trung lập tức đầu hàng và cam phận làm tay sai cho quân Minh.
Sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục (chính biên, quyển 12, tờ
46) có đoạn chép về Đỗ Duy Trung như sau:
“Trước đây, bọn tên Huân đầu hàng nhà Minh, được (tướng giặc) là
Trương Phụ xuống trát, cho Huân chức Tham nghị, Nhữ Hốt làm Tri châu
Thanh Hóa, còn Duy Trung thì cho giữ chức Tri phủ Tam Giang. Đến đây
(mùa xuân năm Bính Thân, 1416 – ND) bọn này mang vàng bạc cùng các
thứ sản vật địa phương, đi đến tận Yên Kinh (kinh đô của nhà Minh – ND),
xin vào bái yết. Vua nhà Minh khen ngợi, liền sai đổi trát của Trương Phụ
cấp cho chúng trước kia bằng sắc phong chính thức của triều đình, lấy giấy
vàng của bộ Lại
để viết sắc phong ấy. Cả bọn đều được thăng chức. Vua
Minh nhân đó dụ bảo chúng rằng: -Trước đây, khi bình định được Giao Chỉ
(chỉ nước ta – ND) chúng bay đã dốc lòng thành mà theo việc nghĩa, đến
xin quy phụ với thiên triều, nay lại đến cửa khuyết để xin vào bái yết, trẫm
cảm lòng thành ấy mà đặc ân ban khen cho. Chúng bay cần phải cố gắng
trưng thành và mẫn cán hơn nữa, một lòng kính giữ tiết tháo của kẻ làm tôi,
với dân thì phải biết vỗ về, sao cho muôn phương được an nghiệp để cùng
hưởng thái bình, như thế thì đấng cao xanh sẽ phù hộ cho chúng bay được
hưởng tước lộc, để lại cho con cháu mãi mãi cũng chẳng hết.
Sau, bọn tên Huân lại sai người sang Yên Kinh để tự nguyện giúp xây
cung điện, vua nhà Minh thấy chúng đi xa khó nhọc, khổ sở trăm bề, nên
sai cho ban thưởng rồi trả về”.