kế, buộc phải xin hòa, dẫn quân về nước, bọn Trần Phong mới chịu ra hàng.
Nhà vua đã tha tội cho, nhưng bọn Phong vẫn chưa chịu yên, lại kết bè
đảng với nhau, sai người đi tắt sang đưa thư cho tướng nhà Minh ở biên
giới, yêu cầu quân Minh gây sự, còn bọn Phong bí mật làm nội ứng. Thư ấy
bị viên Thượng tướng quân ở trấn Thái Nguyên là Hoàng Nguyên Ý bắt
được. Nhà vua muốn cho yên lòng dân mới quy phụ
, bèn giết kẻ đưa thư
ấy mà giấu kín việc này đi. Tháng 8 năm thứ nhất (tức là năm 1428 – NKT)
lại có người trong đảng y đến cáo giác, Nhà vua mới bắt Trần Phong giết đi
và ban chiếu bảo cho trong ngoài rằng chỉ giết kẻ cNm đầu, những người
còn lại thì không hỏi đến”.
Cũng sách nói trên (trang 225) còn cho biết thêm là trong số bọn đầu sỏ
cùng mưu với Trần Phong, có cả Lương Nhữ Hốt.
Lời bàn
Giặc vừa sang đã hàng, đó là nhát. Cam phận làm tay sai cho giặc để hại
dân, đó là phản. Kẻ nhát và phản, có bao giờ từ một việc làm hèn mạt nào
đâu. Cho nên, Trần Phong và Lương Nhữ Hốt gồm đủ mọi tội lỗi đáng
khinh, chuyện ấy chẳng có gì là lạ cả. Thường ở đời, hễ có anh hùng, tất sẽ
có tiểu nhân, có chính nghĩa, tất sẽ có gian tà, có cao thượng tất sẽ có thấp
hèn, sáng tối đặt bên nhau, cứ như là sự trớ trêu của con tạo vậy. Nhưng,
sống một đời mà nhục đến muôn đời như Trần Phong và Lương Nhữ Hốt,
thử hỏi có đáng sống không?