20. Sự tích đền Bạch Mã
Đền Bạch Mã nằm ở phường Hà Khẩu, huyện Thọ Xương (nay thuộc Hà
Nội). Đền này được lập ra vào khoảng cuối thế kỷ thứ IX. Sách Đại Nam
nhất thống chí (quyển 13) khi giới thiệu về đền miếu của Hà Nội, đã dẫn
sách Việt điện u linh tập của Lý Tế Xuyên, viết rằng:
“Vào đời Đường Hàm Thông
, (quan đô hộ của nhà Đường ở nước ta là
Cao Biền) đã cho đắp thành Đại La. Một hôm, Cao Biền ra chơi ngoài cửa
Đông của thành, chợt thấy trong chỗ mây mù tối tăm, có bóng người kì dị,
mặc áo hoa, cưỡi rồng đỏ, tay cầm thẻ bài màu vàng, bay lượn mãi theo
mây. (Cao) Biền kinh sợ, định lấy bùa để trấn yểm. Bỗng đêm hôm ấy thấy
thần báo mộng rằng: -Ta là tinh anh ở Long Đỗ, nghe tin ông đắp thành nên
đến để hội ngộ, việc gì mà phải trấn yểm?
(Cao) Biền lấy làm kỳ lạ, bèn lấy vàng, đồng và bùa chôn xuống để trấn
yểm. Chẳng dè, ngay đêm đó mưa gió sấm sét nổi lên dữ dội, sáng ra xem,
thấy vàng, đồng và bùa (trấn yểm) đều đã tan thành cát bụi. Cao Biền sợ
hãi, bèn lập đền thờ ở ngay chỗ ấy và phong cho thần là thần là Long Đỗ.
Đến đời Lý Thái Tổ (húy là Lý Công Uẩn, vua đầu tiên của nhà Lý, làm
vua từ năm 1010 đến năm 1028), dời kinh đô đến đấy, đổi gọi (Đại La) là
Thăng Long. Nhà vua sai đắp lại thành, nhưng hễ thành đắp xong lại lở,
bèn sai người đến cầu đảo (ở thần Long Đỗ). Chợt, (người) cầu đảo thấy có
con ngựa trắng từ trong đền đi ra, dạo quanh thành một vòng, đi tới đâu, để
vết chân rành tại đó, và cuối cùng, vào đền rồi biến mất. Sau nhà vua cứ
theo vết chân ngựa mà đắp thành thì thành không lở nữa, bèn nhân đó,
phong làm thành hoàng của Thăng Long. Các vua đời sau cũng theo đó mà
phong tới Bạch Mã Quảng Lợi Tối Linh Thượng Đẳng Thần”.
Lời bàn
Thời Bắc thuộc, Cao Biền được coi là một trong những nhân vật rất có
máu mặt: quan cai trị có tài cũng là Cao Biền mà đạo sĩ có nhiều phép thuật
lạ cũng là Cao Biền. Triều đình nhà Đường trên bước đường sụp đổ, muốn
tạo dựng cho Cao Biền một lý lịch khác thường để có thể vực dậy một