một xá (mỗi xá 30 dặm, tức là tương đương với khoảng 15km), có ý đợi
(Chu) Thử tới đón. Khương Công Phụ nói: -Bậc vương giả không nghiêm
giữ võ bị thì làm sao có thể khiến cho người ta trọng oai linh của mình?
Nay, cấm binh đã quá ít mà lại xuống chiếu cho quân mã đóng cách xa ở
ngoài, thần lấy làm nguy cho bệ hạ lắm.
Vua nhà Đường khen là phải, bèn cho triệu hết quân sĩ phía ngoài vào
thành. Sau, quân của (Chu) Thử quả nhiên kéo đến, y như lời dự đoán của
Khương Công Phụ. Vua nhà Đường bèn thăng cho Khương Công Phụ chức
Gián nghị Đại phu
, Đồng trung thư môn hạ Bình chương sự
Về sau, Khương Công Phụ vì can Vua tổ chức an táng cho Đường An
Công Chúa quá hậu, dẫu đã được đồng liêu là Lục Chí tâu xin gỡ tội cho,
vẫn bị vua Đường tức giận biếm chức”.
Lời bàn
Thời ấy, học và đỗ đạt đến mức ấy, làm quan được thăng đến chức ấy …
Khương Công Phụ không phải là trường hợp duy nhất nhưng quả đúng là
trường hợp rất hiếm hoi. Sử trân trọng chép về ông là chí phải.
Lần thứ nhất ông can ngăn, bảo là vua nhà Đường đang lúc vội vã nên
không kịp nghe cũng được, mà bảo là Nhà vua chưa thấy hết số phận bi
thảm của mình nên vẫn coi thường những người đại loại như ông cũng
được.
Lần thứ hai ông can ngăn, bảo là Nhà vua nghe theo ông vì thấy ý kiến
của ông đúng cũng được, mà bảo là lúc ấy, Nhà vua mất cả hồn vía, chỉ đâu
chạy đó cũng được.
Đến lần thứ ba, Nhà vua giật mình thấy rằng, kẻ một lòng trung thành đi
theo Nhà vua là ông, mà lời khuyên của ông, ít ra cũng có hai lần đúng, cho
nên Nhà vua đã vui vẻ nghe theo. Lời khen của Nhà vua còn thiếu một cái
gì đó thuộc về chiều sâu của trí tuệ phân tích.
Xưa nay vẫn thế, có khi được khen mà lòng ta tê tái buồn, có khi bị chê
mà lòng ta sung sướng, bởi vì điều quan trọng không phải là khen chê, mà
là ai khen, ai chê và lời khen chê ấy như thế nào. Lần thứ ba, vua nhà