Vương (chỉ Trịnh Tùng – ND) phải di chuyển ra ngoài thành rồi phóng lửa
đốt cháy tràn lan khắp kinh đô. Quan Chưởng giám
, tước Nhạc Quận
công là Bùi Sĩ Lâm, thấy có biến, bèn liều mình phò tá Vương lúc nguy
nan.
Ngày hôm ấy, Vương Thế tử Trịnh Tráng họp bàn với các quan, sai em là
Thái bảo Dũng Quận công Trịnh Khải đi đón thánh giá và theo hầu hộ vệ.
Vương Thế tử Trịnh Tráng họp các quan ở chợ Nhân Mục
, huyện Thanh
Trì (nay thuộc ngoại thành Hà Nội – ND) để bàn việc điều quân.
Bấy giờ, Bình An Vương chạy ra xứ Quán Bạt, xã Hoàng Mai, huyện
Thanh Trì, sai Bùi Sĩ Lâm đưa đến dinh của em ruột là Phụng Quốc công
Trịnh Đỗ, rồi vờ dụ Trịnh Xuân tới đó để trao đại quyền cho. Xuân đến,
miệng ngậm cỏ, mình phủ phục dưới sân. Vương kể tội, cho hắn là kẻ loạn
thần tặc tử, rồi báo Sĩ Lâm sai người chặt chân Xuân cho chết.
Lúc ấy, Trịnh Đỗ sai con trai của mình là Thạc Quận công (không rõ tên)
đi đón Thế tử Trịnh Tráng tới dinh của mình. Thế tử Trịnh Tráng bèn cùng
với Thạc Quận công, cưỡi chung một con voi mà đi, nhờ có Lưu Đình Chất
biết rõ rằng cha con Trịnh Đỗ ngầm làm phản, nên đuổi kịp mà mật báo: -
Quận Thạc cũng là tên nghịch tặc, minh công chớ nên đi với nó.
Nghe vậy, Trịnh Tráng mới tỉnh ngộ, bèn bảo Thạc Quận công cứ về
dinh, còn mình thì về chỉnh đốn binh mã, đóng ở Ninh Giang”.
Lời bàn
Cuộc náo loạn rốt cuộc rối cũng bị dẹp yên, Trịnh Tráng vẫn giữ được
ngôi vị, nhưng vết thương đạo lí thì muôn đời chưa dễ quên.
Lần trước Trịnh Tùng cho rằng vua Lê Kính Tông và con thứ của mình
là Trịnh Xuân hợp mưu làm phản, nhưng Vua thì bị giết, còn con thì chỉ
tống giam mấy bữa rồi thả ra và lại trao cho chức quyền, thậm chí, còn
được thăng thưởng thêm. Cách xử ấy khiến cho mọi người phải nghĩ rằng,
tất cả chẳng qua là do Trịnh Tùng bày ra, cốt để giết vua Lê sao cho hợp lẽ
đó thôi. Với Trịnh Xuân, mấy ngày ngồi tù bất quá chỉ là trò đùa, đã bình