VIỆT SỬ GIAI THOẠI - Trang 682

thuộc tỉnh Bắc Ninh. Ông đỗ Tiến sĩ năm Ất Mùi, 1595 – ND) và Nguyễn
Danh Thế (người xã Vân Nội, huyện Chương Đức, nay thuộc Hà Tây –
ND) nhiều lần dâng sớ can ngăn, nhưng Vua đã không nghe, lại còn nói
rằng: -Xong việc thì thôi, lấy gượng vậy.

Từ hôm ấy trở đi, trời mưa dầm ngày đêm không ngớt”.

Lời bàn
Lê Duy Kỳ, mới mười hai tuổi đầu, “nhờ” chúa Trịnh Tùng giết cha mà

được lên làm vua, nếu không thì thật khó mà nói trước được hậu vận sẽ như
thế nào. Ôi, cái “được” này mới chua chát và xót xa làm sao!

Bởi cái gọi là “chút hàm ơn” nói trên. Chúa có bắt làm gì, Lê Duy Kỳ

cũng Làm, nói chi chuyện lấy giúp một người con gái của Chúa, lúc này
đang ở vai bác họ của Lê Duy Kỳ và đã có những bốn con! Thiên hạ háo
sự, bảo Lê Duy Kỳ làm vậy kì quá, chớ Kỳ có thấy gì đáng gọi là kì đâu?

Cha lấy con Trịnh Tùng, con lấy con của con Trịnh Tùng, thế thứ đảo lộn

nên các quan một mực can ngăn. Hóa ra, các quan biết một mà không biết
hai, thấy gần mà không thể thấy xa được: giữa cuộc dâu bể, luân thường
đạo lí có tan tành tơi tả là sự thường thôi. Xã tắc chìm đắm trong thời loạn
kể cũng đã lâu, thêm mấy trận mưa dầm thì có gì là đáng kể?

Vua nói: “Xong việc thì thôi, lấy gượng vậy” nhưng xem ra chẳng hề có

chút gượng ép nào. Nhân tình thế thái điên đảo nhưng ngai vàng của Lê
Thần Tông vẫn được vững vàng đó thôi.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.