VIỆT SỬ GIAI THOẠI - Trang 780

Rạch Gầm, Tiền Giang – ND) thì mất, thọ 51 tuổi. Chúa hay tin,
thương tiếc lắm, liền truy tặng ông là Hiệp Tán Công Thần, Đặc Tiến
Chưởng Dinh

[595]

, lại ban cho tên thụy là Trung Cần, cấp cho vàng lụa

để hậu táng.”

Lời bàn

Hai vị tướng vào Nam trước đó, trong đó có anh ruột của Nguyễn Hữu

Cảnh là Nguyễn Hữu Hào, đã vì nặng lo mối lợi riêng mà thân danh chóng
vánh bị tàn lụi, tiếc thay!

Nguyễn Hữu Cảnh vào Nam, uy lớn, công cao nhưng xử sự không ồn ào

như những người đi trước, kính thay! Các bậc tướng quân dạnn dày trận
mạc thuở xưa có thể rất dũng mãnh trước binh hùng tướng mạnh của đối
phương nhưng lại cũng rất có thể dễ dàng trở nên yếu đuối, thậm chí là bạc
nhược trước một điềm dị đoan nho nhỏ, thế mà Chưởng cơ Nguyễn Hữu
Cảnh thì ngược lại. Lạ thay! Chẳng phải ngẫu nhiên mà sử chép lại lời đáp
của Nguyễn Hữu Cảnh đối với người mặt đỏ, mày trắng, đến gặp ông trong
mơ. Thời ấy, nói lời ấy là lẽ thường, nhưng thời ấy, làm được như lời ấy,
chẳng thể coi là lẽ thường.

Ngàn xưa vẫn thế, lời vĩnh quyết có thể là lời vô nghĩa mà cũng có thể là

lời gạn lọc bản tâm của cả một đời. Bản tâm của Chưởng cơ Nguyễn Hữu
Cảnh là bản tâm của một người chỉ biết nghiêm vâng mệnh Chúa và nặng
lo dân tình. Ông ra đi thanh thản, tiếc chăng là không thể làm hơn những gì
ông cho là số trời đã định mà thôi.

Chúa Nguyễn truy tặng chức tước cho ông, ban tên thụy tốt đẹp cho ông,

lại còn ban vàng lụa để lo đám tang cho ông một cách chu tất, nhưng, phần
thưởng lớn lao nhất mà ông được hưởng lại chính là tình cảm nồng hậu mà
các thế hệ nhân dân Nam Bộ đã dành cho ông. Ngàn năm còn đó, tên ông.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.