VIỆT SỬ GIAI THOẠI - Trang 806

chớ mê muội bởi lời tiểu nhân bảo thủ và nghi kị, hãy vì việc nghĩa mà
mạnh dạn, đừng câu nệ vào lời “ba năm không thay đổi việc làm của cha”
(lời của Khổng Tử, ý nói: sau khi cha mất, trong ba năm mà không thay đổi
việc làm của cha, đó mới là người con có hiếu – ND). Khi làm việc lớn, cần
phải tỏ rõ được quyền uy, đã chấn chỉnh đạo thường thì muôn đời cùng khó
đổi, phải sớm chặn cho được ngọn sóng đang chực làm vỡ đê, quyền năng
có thể kéo được mặt trời khi sắp lặn. Tóm lại, phải dốc lòng thờ vua, làm
sao cho tiêu tan hết mọi tai biến.

(Bùi) Sĩ Tiêm lại còn nói tiếp: Văn chương là thứ để thu hút sĩ phu và để

tô điểm cho nước nhà. Văn chương triều ta, bắt đầu chấn chỉnh từ thời
Thiệu Bình (niên hiệu của vua Lê Thái Tông, dùng từ năm 1434 đến năm
1439 – ND), trở nên đầy đủ từ đời Hồng Đức (niên hiệu của vua Lê Thánh
Tông, dùng từ năm 1460 đến năm 1497 – ND). Ở khoảng giữa từ đó đến
nay, một lần thay đổi mà hóa ra văn chương rập theo sách cũ, lại một lần
thay đổi nữa mà ra lối văn tầm chương trích cú. Đã thế, còn coi khinh các
sách của thánh nhân, cho là dấu vết cũ rích, xem sử cũ là cỏ rác rơi vãi,
khiến cho sĩ tử một thời bỏ hết kinh truyện mà đọc sách ngoài để cầu được
đỗ cao, những lời của họ bàn về thời thế lúc nguy nan thì không một câu
nào có thể dùng được cả.

Tôi cúi xin Vương thượng dốc lòng tôn sùng đạo học chính thống, chấn

hưng cho được phong thái của nhà nho, phàm những tập văn do hậu nho
viết ra như Ngốc trai (tức Ngốc trai thập khoa sách lược do Lưu Định Chi,
người Trung Quốc đời Minh soạn ra – ND), Đề cương (sách do Chúc
Nghiêu, người Trung Quốc đời Nguyên soạn ra – ND) và Trường sách (tức
Tứ đạo trường sách của Trung Quốc, hiện vẫn chưa rõ tác giả là ai – ND)
… nhất thiết phải cấm chỉ. đầu bài thi các kì văn sách, nên bỏ bớt điều mục
mà nói các điều cốt yếu, văn cổ thì chỉ nên hỏi đại lược để biết sức học của
học trò, văn mới thì hỏi những việc về chính trị, cốt để xét sức sáng tạo của
sĩ tử. Tóm lại, phải chấn chỉnh phép văn chương để chọn hiền tài cho xứng.

Ngoài ra, còn những tám điều nữa, (Bùi) Sĩ Tiêm đều mạnh mẽ chỉ trích

những thói tệ đương thời, vì thế, bọn quyền quý trong triều ghét bỏ ông.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.