hạch không công bằng, triều đình bàn bãi chức của (Tham chính Nghệ An
là) Ngô Thì Sĩ. Khi buộc tội, Hoàng Ngũ Phúc tự ý thêm vào bốn chữ Hoàn
dân thụ dịch (nghĩa là: trở về làm dân, chịu mọi tạp dịch). Xưa nay, văn
thần mắc tội khi làm việc công, chưa có ai đến mức phải bãi chức (như Ngô
Thì Sĩ), cho nên, ai cũng (Hoàng) Ngũ Phúc là tên nham hiểm, độc ác”.
Lời bàn
Lời sấm truyền về sự hiểm độc của Hoàng Ngũ Phúc nếu nói đúng thì ắt
khiên cưỡng, nhưng nếu nói sai thì ắt cũng gượng ép vậy. Chẳng ai ngây
thơ tin rằng, kẻ ăn cắp con gà sẽ chẳng bao giờ ăn cắp con bò cả. Ai dám
nói rằng, tất cả sự nham hiểm của Hoàng Ngũ Phúc chỉ có bấy nhiêu. Kẻ tự
ý thêm vào án quyết của triều đình những bốn chữ Hoàn dân thụ dịch thì
thử hỏi, còn chuyện gì hắn không ngần ngại làm?
Bấy giờ, ngâm vịnh xướng họa là thú vui của kẻ sĩ. Rình rập đã xấu, rình
rập để chực hại nhau ngay cả trong khi cùng vui ngâm vịnh xướng họa, thì
sự xấu chẳng còn biết chất chứa nơi nào cho hết. Than ôi, sửa thơ của
người để vu oan giá họa cho người, sự thể chua xót này, may ra chỉ có trời
mới hiểu nổi. Đó là lời thơ chỉ vỏn vẹn có năm chữ, chớ nếu đó là lời văn
dông dài, chắc sự bịa đặt và xuyên tạc còn ngàn lần kinh khủng hơn.
Có người nói rằng, lí do Ngô Thì Sĩ bị bãi chức thì đã rõ, chỉ có điều
chưa rõ, ấy là tại sao cung vua và phủ chúa bấy giờ lại lắm kẻ nham hiểm
đến thế? Cứ ngẫm mà xem, bá quan đương thời vẫn luôn tung hô vang vạn
tuế, nhưng họ đã tự chôn vùi họ quá sớm rồi, nếu không, đến lượt chúng ta
lại phải tung hô vạn tuế!