42. Vì sao Tây Sơn xướng nghĩa?
Năm 1771, phong trào Tây Sơn bùng nổ. Ngày nay, ai cũng coi nghĩa
binh Tây Sơn là những người anh hùng áo vải, đã dám vùng lên khuấy
nước chọc trời, nhưng, trong những trang sử của triều Nguyễn, Tây Sơn
được mô tả như một đắm giặc cỏ với nhiều hành vi rất thấp hèn. Sách Đại
Nam thực lục (Tiền biên, quyển 11) chép:
“Giặc Tây Sơn là Nguyễn Văn Nhạc nổi loạn, chiếm giữ thành Quy
Nhơn. Nhạc là người của thôn Tây Sơn, huyện Phù Ly, (nay là huyện Phù
Cát), phủ Quy Nhơn, trước làm làm Biện lại, nhưng rồi vì tiêu mất hết tiền
thuế của sở Tuần Ti, bèn cùng với em là Lữ và Huệ, vào núi, bám thế hiểm
để làm giặc, bè đảng ngày một đông, quan lại địa phương không sao ngăn
cản được. Đến đây, chúng đem đồ đảng đánh úp phủ Quy Nhơn. Quan
Tuần phủ của phủ Quy Nhơn là Nguyễn Khắc Tuyên bỏ chạy, Nhạc bèn
chiếm lấy thành, thả tù phạm, lùa dân làm lính và dựng cờ hiệu Tây Sơn rồi
cho bè đảng chia nhau đi cướp bóc, khiến cho trăm họ phải náo động. Việc
ấy báo lên. Chúa sai quan Chưởng cơ là Nguyễn Cửu Thống (con của
Nguyễn Cửu Thông, chồng của công chứa Ngọc Huyên), Nguyễn Cửu
Sách (con của Nguyễn Cửu Pháp, chồng công chúa Ngọc Anh), cùng với
Cai cơ là Phan Tiến, Cai đội là Nguyễn Vệ, Tổng nhung là Tống Sùng và
Tán lí là Đỗ Văn Hoảng, đem quân đi đánh nhưng không được. (Tống)
Sùng và (Đỗ Văn) Hoảng đều bị chết ở trận.
Bấy giờ, thái bình đã lâu, tướng sĩ không ai quen trận mạc, khi phải đi
đánh thì phần nhiều tìm cớ thoái thác để được miễn. Trong lúc đó, Trương
Phúc Loan thì ăn hối lộ rồi cho thay người ra trận nên mọi người oán ghét.
Tướng ra trận, thấy giặc là chạy ngay, do đó, thế giặc ngày một mạnh.
Bọn lái buôn người Thanh (chỉ Trung Quốc – ND) là Lý Tài và Tập Đình
(c đều chưa rõ họ) cũng hưởng ứng, được Nhạc thu nạp. Tập Đình xưng là
quân Trung Nghĩa còn Lý Tài thì xưng là quân Hòa Nghĩa. Nhạc lại lấy
những thổ dân cao lớn, cho cạo đầu bím tóc, cải trang làm người Thanh,