đó, cũng không kiêng nể gì, hết bán quan, buôn tước lại ăn tiền hối lộ, đặt
ra nhiều hình phạt rất phiền phức và thu thuế rất nặng nề, nhân dân lấy làm
khốn khổ. Trong khoảng bốn năm năm, tai dị như động đất, núi lở, sao sa,
nước đỏ … xảy ra luôn, trăm họ đói kém, trộm cướp nổi lên khắp nơi.
Nước nhà từ đó sinh ra lắm việc”.
Năm 1774, lợi dụng lúc phong trào Tây Sơn bùng nổ và đang hoạt động
mạnh mẽ, chúa Trịnh sai viên lão tướng là Hoàng Ngũ Phúc đem ba vạn
quân đánh vào Đàng Trong. Một trong những cái cớ mà Hoàng Ngũ Phúc
nêu ra cho cuộc hành quân này là … giúp chúa Nguyễn trừ tên quyền thần
Trương Phúc Loan! Đại Nam thực lục (Tiền biên, quyển 11) có chép lại lời
hịch của quân Trịnh. Lời hịch ấy có đoạn như sau:
“Tả tướng Trương Phúc Loan, khí chất nhỏ hẹp như cái đấu, cái thưng,
tâm địa thì gian tà như ma, như quỷ. Vin bám khuê cổn tình thân
, trộm
lấy chức trọng của triều đình. Tin dùng kẻ gian nịnh, hãm hại đấng trung
lương của nước. Li gián người cố cựu, mưu lập bè đảng. Chiêu nạp thêm
vây cánh, mưu lợi riêng mình. Giết người nọ, lập người kia, nguy hiểm
chẳng khác nào có lang sói bên nách. Thẳng tay gây khốn cho trăm họ,
cũng áo xiêm mà thực là lũ chim muông. Nặng t khóa để nặn máu mủ dân,
bớt lương quân để cắt nanh vuốt. Chính sự cấp bách như lửa cháy đến chân
mày, hình phạt nặng nề như con mắt bị đâm, chuốc oán với dân, gây ra mối
lọan. Đến nỗi Tây Sơn chỉ là bọn dân hèn, tụ tập như đàn ong lũ kiến, cũng
có thể chiếm được Quảng Nam màu mỡ, nhanh như heo bị lang đuổi. Giặc
như lửa quạt ngất trời, dân biên cõi lầm than. Vậy nên, nhân dân chúng
đang được sống lại, ta đem đội quân đang lúc sức hăng, trước là trừ diệt
đứa cường thần, sau là lo dẹp phường nghịch tặc”.
Sẵn lòng phẫn uất, lại nhân có tờ hịch nói trên, các quan của chúa
Nguyễn Phúc Thuần là Tôn Thất Huống, Nguyễn Cửu Pháp đã bắt Trương
Phúc Loan đem nạp cho Hoàng Ngũ Phúc. Sự kiện này xảy ra vào tháng 11
năm Giáp Ngọ (1774). Sang năm sau (1775), Trương Phúc Loan bị quân
Trịnh giết chết.
Lời bàn