VIỆT SỬ GIAI THOẠI - Trang 1077

(Nguyễn) Dục là người ít nói, trung hậu và giản dị, văn chương thuần

nhã. Trong huyện, ông là người đứng đầu của các khoa thi Hội. Ông làm
quan thanh liêm, thân sĩ vẫn suy tôn ông là người có học hạnh. Con ông là
(Nguyễn) Thích đỗ Tiến sĩ ở khoa đầu đời vua Kiến Phúc (tức khoa Giáp
Thân, 1884 – NKT), giữ chức Biên tu, sung chức Hành tẩu

[815]

ở Cơ Mật

Viện. Đến năm đầu đời vua Hàm Nghi (tức năm Ất Dậu, 1885 – NKT),
kinh thành có loạn (chỉ sự kiện Hàm Nghi xuất bôn – NKT) nên (Nguyễn
Thích) bị hại”.

Lời bàn

Phàm là cha mẹ, ai mà chà sung sướng trước sự thành đạt của con mình?

Nhưng, bà mẹ của Nguyễn Dục hơn hẳn nhiều bà mẹ khác ở chỗ có hai lần
được hưởng đại phúc. Lần thứ nhất là con bà đỗ Phó bảng, đền đáp xứng
đáng công chăm lo và ao ước của bà. Lần thứ hai là lúc con bà từ chối nhận
quan chức để ở nhà tự tay chăm sóc phụng dưỡng bà. Chẳng rõ gia cảnh
của bà lúc ấy ra sao, nhưng sống trong nghĩa báo đáp của con, xem ra chưa
dễ mấy ai được như bà. Khen Nguyễn Dục giàu lòng hiếu thảo cũng được
mà ca ngợi bà có tài dạy con tài đức vẹn toàn cũng được.

Nguyễn Dục dạy Hoàng tử bắt đầu từ sự nghiêm chỉnh trong cách ăn

mặc. Hẳn nhiên, đó chưa phải là tất cả, nhưng đó chính là sự mở đầu tốt
đẹp không thể bỏ qua. Xưa nay, khoảng cách từ việc rẻ rúng bề ngoài đến
coi thường phẩm hạnh bên trong, vốn không bao xa. Quan Tham trị bộ Lại
là Phạm Phú Thứ quả đã nhìn người rất giỏi vậy.

Làm quan mà không tham của dân đã là giỏi, không dám nhận của do

vua ban lại càng giỏi hơn. Chỉ nhận những gì mình thực sự xứng đáng được
nhận. Nguyễn Dục đã xử thế như vậy. Việc ngỡ như thư̖ng nhưng người
thường không dễ làm được đâu. Kính thay Nguyễn Dục, người làm sáng
một đoạn sử mờ!

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.