VIỆT SỬ GIAI THOẠI - Trang 402

11. Thơ Hồ Quý Ly tặng vua Trần Thuận Tông

Ngày 15 tháng 3 năm Mậu Dần (1398), Hồ Quý Ly bức vua Trần Thuận

Tông phải nhường ngôi cho con là Thái tử An, để rồi ngay sau đó đã tạm
bố thí cho Thuận Tông một tước hiệu thật hài hước là Thái thượng nguyên
quân Hoàng đế! Song, để tiện trong giao tiếp thường ngày, Quý Ly cứ gọi
tắt là Nguyên Quân. Năm ấy, Trần Thuận Tông mới 20 tuổi. Đến tháng 4
năm sau (Kỉ Mão, 1399), Hồ Quý Ly lại cưỡng bức Thuận Tông phải rời
kinh thành Tây Đô mà ra tận Quảng Ninh để tu luyện phép thuật của Đạo
giáo. Chuyến đi Quảng Ninh năm ấy cũng là chuyến đi vào cõi vĩnh hằng
của vị vua trẻ tuổi này. Hành trang mang theo dáng kể nhất của Thuận
Tông, chỉ có bài thơ của Hồ Quý Ly. Sách Đại Việt sử kí toàn thư (bản kỉ,
quyển 8, tờ 33-b) viết:

“Mùa hạ, tháng 4, Quý Ly cưỡng bức Vua phải xuất gia thờ Đạo giáo, ra

ở quán Ngọc Thanh thuộc thôn Đạm Thủy (nay thuộc Đông Triều, Quảng
Ninh – ND), (lại còn) mật sai Nội tẩm học sinh

[260]

là Nguyễn Cẩn đi theo để

trông coi. Vua hỏi rằng: “Ngươi theo hầu ta là muốn làm gì chăng?”. Cẩn
không nỡ trả lời. Quý Ly làm bài thơ bảo Cẩn rằng: “Nguyên Quân (chỉ
Nhà vua – ND) không chết thì nhà ngươi phải chết”. (Quý Ly) lại làm bài
thơ đưa cho Nguyên Quân như sau:

Phiên âm:
Tiền hữu dung ám quân,

Hôn Đức cập Linh Đức,
Hà bất tảo an bài,
Đồ sử lao nhân lực.

Dịch nghĩa:
Trước có vua tầm thường, ngu tối,
Như Hôn Đức (tức Dương Nhật Lễ và Linh Đức (tức vua Trần Phế Đế),

Sao không sớm sắp đặt đi,
Để cho người nhọc sức.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.