34. Chuyện Lê Ngã và Trần Thiên Lại
Sách Đại Việt sử kí toàn thư (bản kỉ, quyển 10, tờ 5-b) viết:
“Người làng Chàng Kênh, huyện Thủy Đường (nay thuộc huyện Thủy
Nguyên, Hải Phòng – ND) là Lê Ngã, đổi cả họ lẫn tên thành Dương Cung,
tự xưng là Thiên Thượng Hoàng đế, đặt niên hiệu là Vĩnh Thiên. (Lê) Ngã
vốn là gia nô của Trần Thiên Lại, tướng mạo rất đẹp, từng đi khắp tứ xứ,
tới đâu cũng được mọi người chu cấp”.
Chuyện đi khắp tứ xứ của Lê Ngã, thực ra chỉ là chuyện đi lo tập hợp lực
lượng để nổi dậy chống quân Minh, làm việc đại nghĩa mà lúc ấy không
phải ai cũng dám làm. Cũng sách trên (tờ 6-a) cho biết:
“Ngã nói với những người quen biết rằng: -Các người có muốn giàu sang
không? Ai muốn thì hãy theo ta.
Khi đến huyện Đơn Ba, Lạng Sơn (nay là huyện Đình Lập, tỉnh Lạng
Sơn – ND), Ngã mạo nhận là cháu bốn đời của Trần Duệ Tông (người làm
vua từ năm 1372 đến năm 1377 – ND), từ nước Lão Qua trở về. Phụ đạo
Đơn Ba (người đứng đầu huyện Đơn Ba – ND) là Bế Thuần đem con gái gả
cho và lập làm vua, chẳng bao lâu (Lê Ngã) đã có đến vài vạn quân”.
Khoảng giữa năm Canh Tí (1420), các cuộc nổi dậy của Công Chứng,
Phạm Ngọc, Phạm Thiện v.v … lần lượt bị thất bại, tàn quân của họ đều
theo về với Lê Ngã, thành ra lực lượng của Lê Ngã lên tời mấy vạn người.
Quân Minh đang bối rối vì phải lo đối phó với nhiều cuộc khởi nghĩa,
trong đó có Lê Ngã, thì bỗng dưng chúng có được một lực lượng đồng
minh tình nguyện giúp sức đánh Lê Ngã. Thủ lĩnh của lực lượng đồng minh
này là Trần Thiên Lại, một quý tộc cũ của họ Trần trước đó đã hèn nhát đầu
hàng quân Minh. Trần Thiên Lại vào tận bản doanh của Lê Ngã và xác
nhận Lê Ngã chính là một trong những gia nô cũ của hắn. Thiên Lại tuyên
bố: -Hắn là gia nô cũ của ta, việc gì ta phải sợ mà lạy nó!
Thiên Lại về rồi, Lê Ngã xét thấy không nên dung tha tên phản quốc
nguy hiểm này, bèn cho quân đuổi theo nhưng không kịp. Sau đó, cũng
sách trên (tờ 6-b) cho biết: