vạn (có sách chép là 5 vạn – ND) quân và 100 thớt voi thình lình đến doanh
trại của Vua, giả dạng cùng hợp sức với Vua để đánh giặc. Vua tin lời của
họ nên không phòng bị gì. Đến nửa đêm thì (Vua) bị họ đánh úp. Vua phải
đích thân đốc chiến, đánh suốt từ giờ tí đến giờ mão (tức là từ 23 giờ đêm
hôm trước đến 7 giờ sáng hôm sau – ND) mới phá tan được quân Ai Lao,
chém hơn một vạn thủ cấp, bắt được 14 thớt voi và (lại còn) thừa thắng,
truy kích bốn ngày đêm liền, đuổi (quân Ai Lao) đến tận sào huyệt của
chúng rồi mới về”.
Cũng sách trên (tờ 9-a) viết tiếp:
“Trước đây, Vua vốn thân thiện với Ai Lao, chưa từng có sự hiềm khích
gì. Hồi Vua còn cầm cự với giặc ở Lư Sơn (Thanh Hóa – ND), Ai Lao từng
cho quân đến giúp sức. Nay vì tên nguy quan là Lộ Văn Luật trốn giặc chạy
sang Ai Lao, sợ uy danh của Vua, bèn thêu dệt gây sự xích mích, nên mới
ra nông nỗi này”.
Lời bàn
Giặc vừa đến đã đầu hàng rồi làm tay sai cho chúng, lỗi ấy thật không
nhỏ, nhưng dẫu sao thì Lộ Văn Luật cũng đã tự nhận ra tâm địa của quân
Minh nên đã bỏ trốn. Nếu tất cả chỉ dừng ở đó, hậu thế vẫn có thể rộng
lượng mà bỏ qua cho ông.
Cầm đầu cuộc nổi dậy ở Thạch Thất, việc lớn tuy không thành nhưng
dẫu sao thì Lộ Văn Luật cũng đã tỏ ra là có chút chí khí.
Tiếc thay, chút nghĩa khí quật cường trong ông quá ít ỏi. Từ khi chạy
sang Ai Lao, Lộ Văn Luật là một con người hoàn toàn khác. Tầm nhìn
thiển lậu, tâm địa nhỏ nhen, chẳng còn biết đâu là anh hung, đâu là phản
bội … thực chất con người của Lộ Văn Luật là đấy chăng!