với bọn hoạn quan rồi thưởng cho chúng, đó là sáu điều không nên.
Nếu thần không nói là mang trọng tội, cho nên, dám đâu lại chẳng tâu
bày? Vậy, trong khi coi chầu hoặc giả là tiếp xúc với các bậc đại thần, hay
như khi nghe các quan tấu trình, bệ hạ cần phải ngay ngắn, trang nghiêm,
lấy dung nghi thiên tử mà tiếp đãi, ủy lạo người có công, lắng nghe lời nói
thẳng, mở lối cho người cương trực, thấu hiểu sự tình ở dưới mình … được
như thế thì lời khen bậc đại hiếu có chí nối nghiệp lớn, đâu phải chỉ dành
để riêng khen Thành Vương và Thái Giáp? (Thành Vương và Thái Giáp là
hai vị vua giỏi của Trung Quốc thời cổ đại, rất được Nho gia tôn sùng –
ND).
Vua xem sớ xong, giận lấm, bèn vặn hỏi. Bọn học sĩ Lê Cảnh Xước và
hoạn quan Đinh Hối liền đi khắp nhà, chất vấn gia quyến của Thiên Tước,
vừa trách mắng vừa bắt phải khai tên người đã tiết lộ các việc nói trong sớ.
Thiên Tước khai: -Những điều đó do Đồng tổng quản
Lê Lãnh nói. Bọn tôi cốt sao yêu Vua, làm hết chức phận, cho nên, dù
chết cũng không sợ.
Nghe thế, bọn Cảnh Xước mới thôi. Hôm sau, Thiên Tước vào hầu Vua,
tâu rằng: -Ngu Thuấn là bậc thánh nhân mà còn bị bọn Bá Ích lấy sự chơi
bời lười biếng để khuyên răn, Đường Thái Tông là bậc vua hiền mà còn bị
bọn Ngụy Trưng
dâng sớ nhắc mười điều có thể lâu ngày thấm dần thành
lỗi lớn. Nay, bọn thần tủi nhục giữ chức Ngôn quan lòng những sợ Nhà vua
mắc lỗi lầm nên mới không quản ngu dại mà khuyên can. Bệ hạ nghe cho
thì khắp thiên hạ, cho dẫu là kẻ kiếm củi hay kẻ làm nghề mọn cũng đều
dốc hết khả năng ra mà làm, thánh đức của bệ hạ càng thêm ngời sáng vậy.
Vua nghe xong, nguôi giận, cho bọn Thiên Tước lại giữ chức như cũ”.
Lời bàn
Lê Thái Tông lên nối ngôi lúc mới 11 tuổi. Tuổi ấy thường thích đánh bi,
bắn chim. chơi trò ú tim hoặc mê là nhảy lò cò … cho nên, mắc những lỗi
như các Ngôn quan nêu thì cũng chẳng có gì là lạ. Lạ lùng chăng là Học sĩ
Lê Cảnh Xước và hoạn quan Đinh Hối. Lê Cảnh Xước đường đường là