VIỆT SỬ GIAI THOẠI - Trang 559

47. Vua Lê Thánh Tông đòi đọc Nhật Lịch

Trong triều đình xưa thường có chức Sử quan. Chức này chuyên lo việc

ghi chép việc làm và lời nói hàng ngày của vua vào một cuốn sổ riêng, gọi
là nhật lịch. Sau, Sử quan lại dựa vào nhật lịch để viết chính sử cho nước
nhà, sử ấy gọi là thực lục. Điển lễ xưa quy định, vua không bao giờ được
xem nhật lịch cũng không được xem thực lục về triều đại của mình. Lễ ấy
đặt ra cốt để khiến cho Sử quan có thể dễ dàng viết cả việc xấu, lời dở của
vua một cách trung thực và tự nhiên. Điển lễ ấy đúng sai thế nào, xin hãy
miễn bàn, chỉ biết người xưa hiển nhiên là tuân thủ điển lễ xưa.

Thế nhưng, năm 1467, vua Lê Thánh Tông lại đòi xem nhật lịch. Việc

làm trái lễ này của Nhà vua đã được sách Khâm định Việt sử thông giám
cương mục
(chính biên, quyển 20, tờ 27) chép lại kèm theo hai lời phê khá
nặng như sau:

“Nhà vua muốn Xem xét công việc của Sử quan, bèn sai Trung sứ (người

nhận mệnh Vua đi làm một việc cụ thể gì đó – ND) đến Hàn Lâm Viện, dụ
bảo Sử quan là Lê Nghĩa rằng: -Ngày xưa, Phòng Huyền Linh giữ chức Sử
quan dưới thời Đường Thái Tông, Thái Tông muốn xem thực lục, Huyền
Linh không cho. Nay nhà ngươi nếu đem so với Phòng Huyền Linh thì ai
giỏi hơn?

Lê Nghĩa trả lời: -Sự biến xảy ra ở cửa Huyền Vũ (nơi ba anh em Đường

Thái Tông chém giết lẫn nhau – ND), sau Huyền Linh mới chép chứ không
dám chép ngay lúc đó, vì có lệnh của Đường Thái Tông. Xem thế thì đủ
biết Huyền Linh chưa chắc đã giỏi.

Trung sứ nói: -Ý Nhà vua là muốn đọc nhật lịch từ năm Quang Thuận

thứ nhất

[425]

(1460 – ND) đến nay.

(Lê) Nghĩa nói: -Làm Vua mà đọc nhật lịch như Đường Thái Tông đọc

nhật lịch do Phòng Huyền Linh chép thì sẽ bị đời sau chê cười đấy.

Trung sứ nói: -Vua cho là đọc nhật lịch để biết trước kia nếu làm điều gì

lầm lỗi thì nay có thể tự xét mà sửa đổi.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.