09. Đoạn kết bi thảm của cuộc đời vua Lê Anh Tông
Năm 1570, bởi chịu không nổi sự bức bách của Trịnh Tùng và những lời
bàn ra bàn vào của bá quan văn võ, vua Lê Anh Tông hoảng hốt bỏ cả ngai
vàng mà chạy vào Nghệ An. Trong lúc vội vã, nhà vua chỉ kịp mang theo
bốn trong số năm vị Hoàng tử của mình. Trịnh Tùng cũng chỉ mong được
như vậy mà thôi. Ngay sau đó, Trịnh Tùng cho người đến xã Quảng Thi,
huyện Thụy Nguyên (nay thuộc huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa), đón
Hoàng tứ thứ năm là Lê Duy Đàm, lúc này mới lên sáu tuổi, về lập làm
vua, đó là vua Lê Thế Tông (1573-1599).
Bấy giờ, đất đai Nam triều quản lãnh còn nhỏ hẹp, vậy mà có đến những
hai vua, sự thừa thãi đấng chí tôn quả là rất đáng sợ. Giữa hai vua, hiển
nhiên Trịnh Tùng chỉ có thể chọn vua con là Lê Thế Tông, vì Lê Thế Tông
bất quá cũng chỉ là một đứa trẻ con không hơn không kém. Chọn vua con
thì phải thủ tiêu vua cha, nhưng để tránh tội thí nghịch, Trịnh Tùng lại phải
đặt mưu tính kế. Sách Đại Việt sử kí toàn thư (Bản kỉ tục biên, quyển 17, tờ
2-b) chép rằng:
“Bấy giờ, Hồng Phúc Hoàng đế (chỉ vua Lê Anh Tông. Hồng phúc là
niên hiệu của Lê Anh Tông, dùng từ năm 1572 đến năm 1573 – ND) phiêu
bạt đến đất Nghệ An. Các Hoàng tử là Bách, Lựu, Ngạnh và Tùng đều đi
theo. Tả tướng Trịnh Tùng sai bọn Nguyễn Hữu Liêu tiến quân đến đánh
thành (Nghệ An). Nhà vua chạy trốn ra ruộng mía. Bọn Hữu Liêu liền quỳ
lạy ở ngoài ruộng mía và nói rằng: -Xin bệ hạ mau trở về cung để thỏa yên
lòng mong đợi của thần dân trong nước, bọn thần không hề có ý gì khác cả.
Chúng đem bốn con voi đực đi đón Vua trở về. (Trịnh Tùng) sai Bảng
Quận công là Tống Đức Vị theo hầu sát ngày đêm. Ngày 22 (tháng 1 năm
Quý Dậu, 1573 – ND), Vua về đến huyện Lôi Dương (nay thuộc tỉnh Thanh
Hóa – ND). Hôm ấy Vua băng. Khi ấy, Tả tướng Trịnh Tùng sai Tống Đức
Vị ngầm bức hại Vua, xong thì nói phao lên rằng, Nhà vua đã thắt cổ tự tử.”
Lời bàn