Kết quả của cuộc thay đổi cảnh này bi đát như thế nào? Chúng tôi nói
cuộc cải cách Mã Viện là điều bi đát bởi chúng tôi nghĩ rằng nó đã thủ tiêu
một phần quan trọng cái tinh thần cố hữu của người Lạc Việt, là một cái gì
quý nhất cho một dân tộc tuy rằng sau này cũng có sự bù trừ một phần nào.
Theo Đào Duy Anh, về phương diện nhân chủng, buổi đầu người Lạc
Việt có lẽ còn mang rất ít yếu tố Mông-gô-lích, rồi trải qua hai thế kỷ thuộc
nhà Triệu và nhà Tây Hán do sự hỗn hợp Việt Hán, yếu tố này tăng lên,
nhưng yếu tố Anh-đô-nê-diêng vẫn còn giữ phần chủ yếu. Sau này với Mã
viện và cuộc đô hộ trên một ngàn năm, sự tạp chủng với người Hán lại
mạnh mẽ và ráo riết hơn lên, vì vậy sự thay đổi trong con người Lạc Việt
càng rộng lớn hơn. Chứng cớ là cái mặt của người đàn bà Việt đào được ở
Đông Sơn dưới đời Tống, sau thời kỳ Bắc thuộc, đã có nhiều nét Mông-gô-
lích, duy cái sọ là còn dấu tích Anh-đô-nê-diêng mà thôi. Tuy vậy tính tình,
phong tục, chế độ của người Việt Nam nhất là người bình dân dưới cá đời
Trần, Lê vẫn còn giữ được một phần nào đặc biệt hay cố hữu, nếu so với
dân Trung QUốc về phương diện này. Đến nay ta có thể nói rằng dù cuộc
đồng hóa trong thời Bắc thuộc đã đi sâu, bén rộng vào cơ cấu chủng tộc và
văn hóa của người Lạc Việt, nhưng qua thời kỳ nô lệ Trung QUốc, người
Việt đã lấy tư cách Lạc Việt, dung hòa những yếu tố chủng tộc và văn hóa
của người Hán tộc và một ít yếu tố của các giống khác để thành một nhân
cách riêng. Nhân cách này đã được cấu tạo và đào luyện trong các cuộc
tranh đấu đầy gian lao, đau khổ giữa những ngày nhục nhã và vinh quang
qua 10 thế kỷ.
Một điều đáng kẻ sau khi hỗn chủng và đồng hóa với người Hán, cái gốc
Lạc Việt chia làm hai chi phái: Một chi phí ở đồng bằng, do sự sinh hoạt và
giao thông dễ dàng đã chịu khá nhiều ảnh hưởng của Hán tộc. Một chi phái
tản mác lên các miền Thượng du ít xúc tiếp với người Hán nên còn giữ
được nhiều yếu tố Lạc Việt thuần túy hơn. Đó là những người Mường mà
một số đồng bào chúng ta ngày nay còn ngộ nhận là dị tộc.