Về văn hóa Lạc Việt, từ cuộc cải cách Mã Viện, ta còn thấy có sự biến
đổi (về kỹ thuật) do những đồ cổ tích đào được ở Đông Sơn, trọng yếu nhất
là đồ đồng mà nhà khảo cổ học Goloubew đặt vào thế kỷ thứ nhất thức là
thời kỳ Mã Viện làm mưa nắng ở đây. Những đồ đồng này chia ra làm 3 bộ:
bố thứ nhất là những trống đồng, lưỡi búa, lưỡi rìu, mũi mác, mũi tên,
gươm hai lưỡi, dao găm có hình người cùng một số đồ trang sức thuần túy
Lạc Việt, nhất là cái trống đồng Ngọc Lư. Bộ thứ hai là cái bình kiểu biển
hồ, cái gương kiểu nhà Hán, những đồng tiền ngũ thù do người Trung Hoa
đem đến. Bộ thứ ba là những đồ mà về mặt kỹ thuật đã chịu ảnh hưởng của
Trung Quốc, đại khái cái bình lớn có vết khuôn những miếng giáp đồng,
những dao găm, những đồ nửa đồng nửa sát. Để kết luận, ta nhận thấy vài
ảnh hưởng của Trung Quốc giữa thế kỷ thứ nhất về mọi phương diện chưa
đậm đà lắm, nhưng sau này do cuộc đo hộ của nhà Đông Hán tiếp tới hơn
10 thế kỷ Bắc thuộc, ảnh hưởng của Hán tộc càng ngày càng mạnh nên
những đồ dùng đào được ở Đông Sơn về đời Tống chỉ còn là đồ gốm của
người Trung Hoa, đồ đồng của người Lạc Việt không thấy dấu vết nữa, chắc
là mai một từ thuở đó.
Sự trạng này đã giúp luận cứ cho Maspéro đề kết rằng chính Mã Viện là
người đầu tiên đã dùng bạo lực cưỡng gian văn hóa Lạc Việt tức là văn hóa
Trung Quốc đi sâu xa vào đời sống của xã hội chúng ta từ cuộc tái chiếm
Giao Chỉ của nhà Đông Hán.
Mã Viện chết đi, người Trung Quốc ở thị trấn Đông Hưng [1] có dựng
đền và đúc tượng để thờ, ý chừng họ muốn thị oai với dân Việt. Một nhân
vật vô danh đi qua có đề bài thơ dưới đây:
Trèo non vượt bể biết bao trùng!
Một trận Hồ Tây chút vẫy vùng
Quắc thước khoe chi mình tóc trắng,