VIỆT SỬ TOÀN THƯ
VIỆT SỬ TOÀN THƯ
Phạm Văn Sơn
Phạm Văn Sơn
www.dtv-ebook.com
www.dtv-ebook.com
Chương V
Chương V
- Việc truyền bá Hán học
- Ảnh hưởng của Phật Đồ với nền văn học cũ của chúng ta
- Một vài điều sai lầm về Sĩ Nhiếp
1 – Việc Truyền Bá Hán Học
Hồi Hán thuộc, người Việt Nam học chữ Hán, cũng thi cử, cũng đỗ đạt.
Có thể nói rằng tính hiếu học của người Việt là một điều đặc biệt, ai ai cũng
thán phục. Đối với cái gì gọi là văn minh tư tưởng cho đến cả tôn giáo,
người Việt rất hoan nghênh chỉ trừ chính sách đô hộ, thực dân, đế quốc thì ở
vào tình thế nào người Việt cũng chống lại.
Có tiếng trong đám người theo đuổi Hán học thuở xưa là: Lý Tiến,
người Cao Hưng, Hán Linh Đế (183 – 189). Lý Cầm người Giao Châu làm
túc vệ trong triều Hán (205 trước T.C-219) sau giữ chức Tư Lệ Hiệu Úy.
Hai ông này đã tranh đấu để các người trí thức Giao Châu được trọng dụng
vào các địa vị ngang hàng với người Tàu. Trương Trọng, người Hợp Phố có
tài biện bác và nhanh trí khôn cũng làm một chức hầu cận vua Hán, sau làm
Thái Thú Kim Thành đã biết giữ gìn thể diện quốc gia trong khi ứng đối với
vua Hán. (Vua Hán một hômcó hỏi: Dân Nhật Nam đều hướng về phương
Bắc, chầu mặt trời phải không? Trương Trọng trả lời: tên quận cũng có nơi
gọi là Vân Trung hoặc Kim Thành, nhưng sự thật có thế đâu. Quận Nhật
Nam mặt trời cũng mọc ở đằng Đông…còn chỗ ở của quan cũng tùy tiện về
phương hướng hoặc Đông hoặc Tây, hoặc Nam hay Bắc…chớ không nhất
định về phía nào).