Tinh Thiều cũng là một nhà văn học thuở nhà Lương (505 – 543) cai trị
Giao Châu. Ông không thèm nhận chứ Quảng Dương Môn Lang do Sài
Tiến thượng thư triều Lương đề nghị. Ông lui về quê hương rồi giúp Ông
Lý Bôn (Lý Bí) năm 544 đánh đuổi Thái Sử Tiêu Tư lập ra nước Vạn Xuân.
Khương Công Phụ đậu tiến sĩ dưới đời Đường Đức Tông (789-804) làm
quan đến chức Bình Dương (An Nam Chí Nuyên)
Chúng tôi giới thiệu đây mấy nhà khoa mục và văn học thời Bắc thuộc
để các bạn hiểu sự truyền bá văn học của Sĩ Nhiếp. Nhậm Diên, Tích
Quang đã tạo nên những đệ tử sau này đến bực nào. Nhưng chắc chắn muốn
học đến trình độ cao cả thì học sinh người Việt phải sang tận Trung Quốc
mới thành đạt lớn được. Dầu sao ta cũng có thể nói rằng được ăn học đầy
đủ, khả năng của trí thức Giao Chỉ chẳng kém gì trí thức Trung Quốc.
Chứng cớ là nhiều người Việt đã từng giữ chức Thái Thú, Thái Sử và Tiết
Độ Sứ, do chính người Tàu đặt ra thì rõ người Giao Châu đã làm cho các
vương triều Trung Quốc kiêng nể e ngại là phải. Và Lý Tiến, Lý Cầm dâng
thư lên vua Hán để đòi được đãi ngang với người Hán đã chỉ căn cứ vào
thực tại của những trí thức Giao Chỉ bấy giờ.
Ngoài ra, ta lại nhớ rằng các nhà trí thức trên đây đã dự một phần quan
trọng trong việc truyền bá Hán học. Thân thế và sự nghiệp của họ cũng là
một điều đã có ảnh hưởng cho phong trào Hán học dưới thời Hán thuộc rất
nhiều. Có nhiều cho rằng bọn người này chỉ là tay sai cho các đế quốc đời
bấy giờ thì dù sao mọi hoạt động của họ cũng không đáng kể. Xét lời phê
bình quá nghiệt ngã và quá sâu chấp, vì ta nên nhìn nhận ảnh hưởng của họ
nếu quả họ đã gây được một ảnh hưởng nào khả quan; vả chăng trong khi
chưa đủ sức chống lại kẻ mạnh thì phải học đòi cái tài giỏi của kẻ mạnh đâu
có phải là chuyện vô ích. Còn việc khôi phục độc lập, mưu đồ phú cường
phải chờ thời, tùy thế, chẳng hơn cứ đóng cửa, ngồi nhà cứ ôm lấy sự u tối
sao? Mà thái độ cố chấp tiêu cực có phải là một lợi khí, một phương tiện
tranh đấu bao giờ đâu!