2 - Ảnh hưởng của Phật Đồ với nền văn học của chúng ta
Đạo Phật lan vào đất Việt qua đường Ấn Độ Dương, và do các nhà cai
trị Trung Quốc. Tôn giáo này, du nhập vào xứ sở chúng ta trong thời Bắc
thuộc qua ba thời kỳ:
A. Từ đầu thế kỷ III đến thế kỷ VI. Ban đầu, Khang Tăng Hội (Sogdien
Seng Houei—280), thứ đến Khương Lương Lâu Chí (Indoscythe
Kaliyanaruci –255 hoặc 256) rồi tới các thầy tu Ấn Độ Ma La Kỳ Vực
(Ksudra –294) là những nhà truyền giáo Phật Giáo trước nhất. Sau là
Mâu Bắc (Meou Po), người Tàu, vì nghiên cứu Phật Giáo mà tới Bắc
Việt.
B. Sư Ti Ni Da Lưu Chi (Vinitaruci) từ năm 580 Bắc Việt giảng dạy tại
chùa Dâu về Thiền Tông và lập một tông phái ở Bắc Ninh lấy danh
hiệu là xứ đó.
C. Vô Ngôn Thông (họ Trịnh) sang trú ở chùa Kiến Sơ, làng Phù Đổng,
huyện Tiêu Du, tỉnh Bắc Ninh hồi tháng 9 năm Đường Nguyên Hòa
thứ 15 (820) tu theo lối “Bích Quan” của Đạt Ma (Bodhi dharma) và
lập ở chùa đó một thiền tông mới. Các Phật Đồ kể trên đây trong khi
truyền giáo đã gián tiếp giúp rất nhiều cho nền văn học của chúng ta
buổi đầu tiên suốt 700 năm. Rồi sau Vô Ngôn Thông, nhiều tăng ni ra
đời. Bọn người này đã phải dùng Hán học làm cái chìa khóa để mở cửa
Phật và khi giảng dạy kinh kệ, nếu không thâm thúy về Hán học đâu
có thể cắt nghĩa được về các ddieefu mầu nhiệm xa xôi của Phật Giáo.
Ta còn nên nhớ rằng dưới triều Đường có bốn vị cao tăng (Vô Ngãi tu
ở chùa Thiên Tỉnh, hạt Cửu Châu, Phụng Đình, Duy Giám…) đã sang
cả bên Trung Quốc giảng kinh trong cung nhà vua và khi già mới trở
về nước.
Ngoài ra, tăng giới Việt Nam sau thời Bắc thuộc cũng sản xuất
được nhiều vị khác nữa dự vào văn học và chính giới, đóng những vai
trò rất quan trọng. Chúng tôi xin kể ở những trang sau.