cởi bỏ lòng dục, thi hành việc thiên ích cho đời, cho đồng loại, cho
muôn vật. Những hành động có thiên lương ở kiếp này sẽ ảnh hưởng
tốt đẹp cho kiếp sau. Đó là luật nhân quả. Trái lại, nếu con người cứ
đắm chìm trong dục vọng sẽ phải luẩn quẩn mãi mãi trong vòng luân
hồi. Ngoài ra, cắt bỏ được lòng dục đầy tội lỗi không những người ta
tránh được các điều hệ lụy của kiếm này mà còn được hưởng thụ nhiều
về kiếp sau hay sẽ được lên cõi Niết Bàn và thành Phật. Khi đó sẽ
không còn vấn đề sinh diệt nữa.
Không tham danh lợi khỏi ưu phiền,
Niệm chí từ bi dứt nghiệp duyên,
Vớt kẻ trầm luân nơi khổ ải,
Noi theo tôn chỉ hội quần tiên.
Phê bình đạo Phật về phương diện thực hành người ta cho rằng đối
với cuộc cạnh tranh và đời thực tế nhất là trong kỷ nguyên nguyên tử
này, chủ trương nhập thế và xuất thế của Phật Giáo không thích hợp
với nhân sinh, thế sự. Loài người lúc này chỉ tôn thờ sức mạnh, không
có triết lý nào hơn là sức mạnh và quyền lợi thì một tôn giáo xây dựng
trên căn bản đạo đức thuần túy không thể nào giải quyết được mọi vấn
đề hạnh phúc và hòa bình trên thế giới. Ít nhất mọi dântộc trên thế giới
cùng chấp thuận một quan niệm tôn giáo và hòa bình theo Phật Giáo
thì mới có kết quả được.
Cội rễ của đạo Phật là đạo Bà La Môn (Brahmane) nhưng tôn chỉ
của đạo Phật lại chống với đạo này rồi hai tôn giáo đã mâu thuẫn nhau
trong một khoảng thời gian khá dài. Sau ba bốn thế kỷ, đức Thích Ca
mất đi rồi, đạo Phật mới hung khởi ở Ấn Độ.
Đức Thích Ca Mẫu Ni, thủy tổ của Phật Giáo đã áp dụng lý thuyết
của Ngài trước hết (sau cái quan niệm: đời là sông mê, bể khổ…) Ngài