mươi hai năm sau, dưới đời Đường Cao Tông, ông Nghĩa Tình rước về
được 400 bộ nữa.
4 – Một vài điều sai lầm về Sĩ Nhiếp
Chép thân thế và sự nghiệp của Sĩ Nhiếp, một lương lại có tiếng
thời Bắc thuộc, trọng nhậm ở nước ta giữ buổi loạn ly, nhiều nhà chép
sử đã đề cao một cách quá đáng vị quan cai trị này: người ta tôn Sĩ
Nhiếp lên bậc Vương; có người tặng Sĩ Nhiếp một sự nghiệp vĩ đại
hơn nữa: “Nam Bang Học Tổ”. Người ta còn gọi thời Sĩ Nhiếp cai trị
đất Giao Chỉ là một Kỷ: “Sĩ Vương Kỷ”!
Chúng tôi không phủ nhận sự nghiệp đáng kể của Sĩ Nhiếp trong
suốt nửa thế kỷ cai trị ở nước ta, nhưng chúng tôi muốn đính chính
những điều gì không được xác thực, bằng những dòng dưới đây:
Năm Quí Mùi (203), là năm thứ ba đời vua Hán Đế, Sĩ Nhiếp bấy
giờ làm Thái Thú cùng với Thái Sử Trương Tân xin Hán Đế đổi Giao
CHỉ ra Giao Châu. Lúc này Trung Quốc giặc cướp nổi lên lung tung, ở
Giao Châu cuộc rối loạn cũng nhóm lác đác ở nhiều nơi. Sĩ Nhiếp đã
khéo léo trong việc cai trị, hợp an hem trong nhà, chia nhau giữ các
châu quận, nên lại khôi phục trật tự ở Giao Châu. Ngoài ra, ông khôn
ngoan đối với Hán Triều (ông vẫn giữ lế tiến cống) nên được phong
làm An Viễn Tướng Quân Long Độ Đình Hầu. Sau này, nhà Đông Hán
đổ, Trung Quốc lầm vào thành thế chân vạc do sự tranh giành ảnh
hưởng của ba nhà: Bắc Ngụy, Tây Thục và Đông Ngô, thì Giao Châu
nằm trong khu vực Đông Ngô, Sĩ Nghiếp liền theo Đông Ngô. Ông
vẫn giữ được mọi quyền hành như Hán triều xưa kia. Tính ra tuy
không là Thái Sử nhưng ông đã làm được một sự nghiệp đáng kể ở
Giao Châu suốt 40 năm ròng. Chính trị của ông rất khéo léo ở chỗ ông
biết an dân, trọng đãi trí thức, được toàn thế nhân dân ủng hộ và tôn
sung nên địa vị mới bền vững được lâu dài như vậy. Còn đối với các
Vương Triều Trung Quốc, gió chiều nào ông che chiều ấy. Về việc