người ta xưng ông là học tổ Nam Bang, đó là theo trong lệnh chỉ của
Trịnh Tạc (1657-1682) và của Trịnh Sâm (1767-1782) chép trong
quyển Sĩ Vương Sự Tích trang đầu, bản sao của Trường bác Cổ số A
426 tờ 41b và 46a – Trong bia đá làng Tam Á và làng Lung Khê phủ
Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, ông Nguyễn Hoán, đỗ Thám Hoa, khoa
Kỷ Dậu (1659) cũng ghi như vậy.
Sự thực trong chính sử không thấy chép Sĩ Nhiếp đem chữ Nho
sang Việt Nam, ngoài câu: “Nước ta thông thi thư, tập lễ nhạc, gọi là
văn hiến bắt đầu từ Sĩ Vương” bởi văn hóa Trung Quộc nhập cảng vào
Giao Châu đã có từ ba thế kỷ trước khi có Sĩ Nhiếp. Tới khi Sĩ Nhiếp
cầm quyền ở nước ta người Giao Châu đã có một số đố Hiếu Liêm và
Mậu Tài rồi. Có chỗ tôn thời Sĩ Nhiếp là thờ SĨ Vương Kỷ, có lẽ sử
thần giận trong khoảng 100 năm quan lại Tàu không có người chính
thống trong sạch, nay gặp một quân quan như Sĩ Nhiếp, dân được yên
vui hơn 40 năm cho nên đã tôn Sĩ Nhiếp là Vương.
Sĩ Nhiếp tuy có tiếng là quan cai trị cả 7 quận nhưng thực ra ông
chưa hề nắm được toàn cõi Giao Châu bao giờ. Trong đời Sĩ Nhiếp,
chính Trương Tân mới là người được vua Hán Hiến Đế phong làm
Thái Sử Giao Châu. Ta nên nhớ châu cai trị quận. Còn về ảnh hưởng
thì lấy sự công bằng Đào Hoàng bốn đời, Đỗ Viện ba đời làm Thái Sử,
độc quyền cả Giao Châu còn nhiều ơn ích hơn Sĩ Nhiếp.
So sánh với các lương lại kể trên đã lấy việc lễ nghi, điều nhân
nghĩa dạy cho dân Giao Chỉ và Cửu Chân để người ta biết đạo vợ
chồng, nghĩa cha con, tình thầy trò, bằng hữu biết thương yêu kính
mến nhau, sự nghiệp của Sĩ Nhiếp chưa dễ đã hơn, vậy mà họ chưa
được chép riêng ra một kỷ.
Còn điều Sĩ Nhiếp được gọi là Sĩ Vương, là do triều Trần phong
ông làm Đại Vương theo lệ phong tăng bách thần, sau Ngô Sĩ Liêm
dưới đời Lê đã nhân tước Đại Vương mà chép là Sĩ Vương. Dù sao