VIỆT SỬ TOÀN THƯ
VIỆT SỬ TOÀN THƯ
Phạm Văn Sơn
Phạm Văn Sơn
www.dtv-ebook.com
www.dtv-ebook.com
Chương Iv
Chương Iv
1 – Cuộc Cải Cách của Mã Viện tại Giao Châu
Nhà Trưng bị diệt rồi, Mã Viện thấy cần phải thiết lập một chế độ chặt
chẽ để kìm hãm tinh thần quật cường của dân Giao Chỉ, đồng thời để thanh
toán bằng uy quyền và võ lực những yếu tố bảo thủ còn ngăn trở ít nhiều
chính sách đồng của Trung Quốc. Thực ra những yếu tố bảo thủ này còn
non nớt do từ đời Hồng Bàng đến nhà Thục, nhà Triệu cho tới thời nhà
Trưng mở nước, dân Lạc Việt ta chưa ra khỏi tình trạng sơ khai. Nền văn
hóa cố hữu của chúng ta dù sao cung chỉ là mọt sự chớm nở đang tràn đầy
sinh khí. Mã Viện đã thắng một cách dễ dàng, nhất là lúc này dân Giao chỉ
vừa bại trận, tinh thần đang bị tê liệt hẳn, trước một chính sách hoàn toàn
dựa vào sắt máu.
Mã Viện đi kinh lý khắp mọi nơi từ Giao Chỉ đến Cửu Chân đặt đồn ải,
thành trì để phòng ngự cuộc dấy loạn. Chỗ nào có cư dân đông đúc, Mã
Viện đặt quân, huyện rồi dùng người Trung QUốc điều động guồng máy cai
trị. Nơi nào rộng quá thì xẻ ra cho nhỏ đi để tiện việc kiểm soát. Chỗ nào có
thể mở mang việc canh tác, Mã Viện cho đào sông khai ngòi. Về luật pháp,
Mã Viện xin Hán triều ban bố một chế độ riêng biệt giữa người Việt và
Hán, tất nhiên để câu thúc dân bản địa gắt gao hơn. (Hán Hậu Thư quyển
44). Với chế độ này, giai cấp phong kiến và quý tộc Giao Chỉ mất hết uy
quyền và ảnh hưởng mà Bắc phương đã nhận rõ là rất nguy hiểm cho việc
đô hộ, do kinh nghiệm ở những việc đã xảy ra tức là từ nay Giao Chỉ bộ
phải chịu chế độ trực trị. Về phương diện kinh tế, xã hội, Mã Viện cũng du
nhập vào xứ này mọi phương thức của Trung Quốc.