kiêm Quảng Châu Tiết Độ Sứ với dự định đem quân đội sang Giao Châu
một khi có cơ hội thuận tiện. Ông Khúc Thừa Dụ ở địa vị chưa được một
năm thì qua đời trao lại cho con là Khúc Hạo cái sứ mạng nặng nề của ông
là tiếp tục giữ gìn đất nước và chống xâm lăng.
Khúc Hạo là một người kế nghiệp rất xứng đáng và là mọt nhà chính trị
có tài. Ông sửa sang nền hành chính, đặt các quan lại thế vào bọn tay sai
của ngoại quốc trước đây, mở mang cả phủ, châu, xã, sửa soạn đường lối
giao thông, chia nước ra thành từng xứ, lộ, phủ đặt chức lệnh trưởng và tá
lệnh trưởng, biên tên làng, quận và làm sổ hộ tịch. Việc thuế má được chia
đều, chính trị khoan nhân giản dị, dân nhờ ơn ông “mà sống lại” (Khâm
Định Việt Sử Tiền Biên). Do tình trạng Giao Châu được thịnh đạt nên quân
nhà Lương mặc dầu có ý định tái chiếm xứ này nhưng vẫn chưa dám bước
dân vào biên giới của chúng ta. Trong lúc này ông Khúc Hạo phái con là
Khúc Thừa Mỹ sang Quảng Châu, bề ngoài là đi việc sứ bộ nhưng bề trong
là dò xét tình ý và thực lực của họ Lưu. Sự phục tòng nhà Lương bấy giờ
chỉ là về hình thức mà thôi.
Lưu An đóng phủ trị ở Quảng Châu được 4 năm thì mất. Em là Lưu
Cung được lên thay nhưng sau có điều bất mãn với triều Lương (Hậu
Lương) Lưu Cung tuyên bố biệt lập và xưng đế, lấy quốc hiệu là Đại Việt.
Sau này (năm Đinh Sửu 917) Lưu Cung lại đổi quốc hiệu ra Nam Hán.
Năm Đinh Sửu (917) ông Khúc Hạo mất. Nhà Lương giao chức Tiết Độ
Sứ cho Khúc Thừa Mỹ là con ông. Trong giai đoạn này ta nhận xét nhà
Lương không mạnh nên phải chịu để người Giao Châu giữ đất Giao Châu
và khoanh tay nhìn sự biệt lập của dòng họ Lưu trên mảnh đất miền Nam
Trung Quốc.
Theo Trần Trọng Kim, Nam Hán thấy Giao Châu giao hảo với nhà
Lương có ý bất bình, sau Nam Hán đem quân sang đánh Khúc Thừa Mỹ.
Thiết tưởng đây không phải là cái cớ vững chắc. Việc xâm lăng của Nam
Hán vào Giao Châu chỉ do ý muốn gồm thâu Giao Châu vào lãnh thổ của