mình nghĩ là do ý chí đế quốc chớ đâu có phải do một chuyện hờn giận về
tình cảm.
Năm Quí Mùi (923) quân Nam Hán thắng trận. Khúc Thừa Mỹ bị bắt,
sau được thả về. Bàn về sự nghiệp của ba đời họ Khúc tiên Chú, trung Chúa
và hậu Chúa, sử thần Ngô Sĩ Liên cho rằng nước Nam ta nảy nầm tự trị từ
ba đời họ Khúc tuy chưa xưng Đế, xưng Vương. Mọi công cuộc cải cách
chính trị của họ Khúc đã tỏ được sự trưởng thành về chính trị của chúng ta
và đáng làm gương cho đời sau. Từ bấy giờ trở đi đến họ Đinh nhất thống
nước Đại Cồ Việt hơn 60 năm nay (906 – 967) dân Nam thoát vòng lao lung
của người Tàu…
Lời bàn ấy xét ra rất đích đáng. Tướng Nam Hán là Lý Khắc Chính
được ở lại chiếm đóng Giao Châu, Lý Tiến giữ chức thứ sử, nhưng chính
quyền của Nam Hán cũng không được lâu bền. Tám năm sau (931) một
kiện tướng của Khúc Hạo xưa kia là Dương Đình Nghệ lại huy động được
dân chúng đuổi được bọn Lý Khắc Chính và Lý Tiến rồi lên thay vào chức
Tiết Độ Sứ. Nam Hán không có một phản ứng nào đối với việc này, có lẽ
rằng họ cũng kính nể lực lượng của Giao Châu chăng? Sáu năm qua đang
êm đẹp, đời sống của Giao Châu như nước thuận dòng thì xảy ra cuộc chính
biến giữa người Giao Châu với nhau: Dương Đình Nghệ bị nha tướng là
Kiểu Công Tiễn giết và cướp lấy quyền, nhưng rồi đến lượt Kiểu Công Tiễn
là tướng của Dương Đình Nghệ cử binh đánh phá để báo thù cho chủ và
nhạc phụ. Nguyên họ Ngô là một người tài ba, lỗi lạc, lại có lòng trung
thành nên Dương Đình Nghệ yêu quý nên đem con gái gả cho. Ông quê
quán ở Đường Lâm (thuộc tỉnh Sơn Tây) cùng một quê hương với nhà ái
quốc Phùng Hưng xưa kia. Dương Đình Nghệ lúc sinh thời đã giao ông
đảm nhiệm chức trấn thủ Ái Châu là một địa hạt quan trọng hồi đó, vừa về
chính trị và quân sự bởi cần đề phòng quân Lâm Ấp. Kiểu Công Tiễn thua
trận liền cho người sang cầu cứu nhà Nam Hán.