Thời bấy giờ từ sĩ phu đến daanc hung không ai phục Tam Kha nên “nổi
lên như ong” chiếm các huyện ấp. Nhận thấy lòng người chống lại họ
Dương, các tướng cùng Ngô Xương Văn lợi dụng quân lực trong tay trở lại
kinh sư gây cuộc đảo chánh. Dương Tam Kha bị bắt. Ngô Xương Văn lên
ngôi xưng là Nam Tấn Vương. Nghĩ tình cậu cháu, Xương Văn không nỡ
làm tội Tam Kha, chỉ giáng xuống làm Trương Dương công và cấp cho thái
ấp để hưởng lộc. Bấy giờ ở gần nước ta, Nam Hán đang cường thịnh. Nam
Tấn Vương xin lệ thuộc và Hán chúa Lưu Thanh phong Ngô Vương làm
Tĩnh Hải Tiết Độ Sứ Kiêm Đô Hộ (Khâm Định Việt Sử quyển 5 tờ 25a và
b).
Nam Dương Tam Kha trừ xong, Ngô Xương Văn cho người đi tìm anh ở
Trà Hương về cùng chia ngôi vị. Ngô Xương Ngập xưng là Thiên Sách
Vương. Sử gọi là Hậu Ngô Vương. Sau ít lâu, Thiên Sách Vương ỷ mình là
trưởng nắm hết quyền chính, nhưng đến năm Giáp Dần thì mất.
Việc chính trị dưới thời Hậu Ngô Vương mỗi ngày một suy kiếm. Nam
Tấn Vương cũng không tỏ gì là xuất sắc.
Trong nước vẫn xảy ra biến loạn ở nhiều nơi. Lên ngôi vừa xong tức là
ngay năm thứ nhứt, Xương Văn đem quân đi đánh Đinh Bộ Lĩnh ở Hoa Lư
không thâu lượm được kết quả nào đáng kể. Sau này Nam Tấn Vương đi
dẹp Chu Thái, thủ lĩnh loạn quân ở hai thôn Thái Bình (thuộc Sơn Tây), vì
khinh địch và bất cẩn bị trúng tên chết ngay tại Đại Bản Doanh. Xét ra Nam
Tấn Vương ở ngôi được 15 năm (950 – 965), không có người kế tự.
Con Thiên Sách Vương là Ngô Xương XÍ lên thay hung cũng không hơn
gì cha và chú nên các giai cấp quí tộc, phong kiến không phục rồi nạn Thập
Nhị Sứ Quân bùng ra. Ngô Xương Xí đóng ở đất Bình Kiều bấy giờ cũng
chỉ là một trong 12 sứ quân mà thôi. Thời Thập Nhị Sứ Quân ở nước ta là
một thời đại loạn, là một cuộc tranh giành xâu xé vì quyền lợi giữa các lực
lượng địa phương luôn 22 năm ròng.