VIỆT SỬ TOÀN THƯ - Trang 180

Lê Đại Hành đem binh thuyền giữ mặt thủy ở Bạch Đằng Giang. Hai

bên xô xát. Quân Tống thế mạnh, quân ta phải lui. Hầu Nhân Bảo đến Chi
Lăng (thuộc Ôn Châu Lạng Sơn). Lê Đại Hành lập kế trá hàng dụ Tống
tướng đến chỗ hiểm. Hầu Nhân Bảo bị bắt và bị chém. Quân Tống bị thiệt
hại quá nửa và hai bộ tướng của họ Hầu cũng bị bắt làm tù binh còn lại bao
nhiêu đều tan vỡ hết. Lưu Trừng giữ thủy quân nghe tin mất vía liền rút lui.
Riêng có chạm trán tại Lạng Sơn, Lê Hoàn thắng Tống một cách oanh liệt,
kể cũng là một vinh dự lớn cho dân tộc chúng ta. [2]

2 – Việc ngoại giao dưới đời Tiền Lê (980 – 1005)

Quân xâm lăng đã xa bờ cõi, nhưng Lê Hoàn hiểu rằng dù sao lực lượng

của nhà Tống vẫn mạnh hơn lực lượng của mình, chước cầu hòa vẫn là
thượng sách.

Năm 982, Lê Hoàn sai sứ sang Bắc triều đem trả 2 viên tướng của Tốn

bị bắt làm tù binh ở Chi Lăng (Lạng Sơn) trước đây là Quách Quân Biện và
Triệu Phụng Huấn và báo tin đánh được Chiêm Thành cùng xin chịu lễ tiến
cống. Bấy giờ, Tống đang lo vào cuộc quấy phá miền Bắc của quân Khiết
Đan (Hung Nô) nên hoàn cảnh trở nên rất thuận tiện cho Giao Châu. Tống
triều phong cho Lê Đại Hành chức Tiết Độ Sứ.

Nhưng theo Nguyễn Tường Phượng, sau khi nhận được chế sách, Lê Đại

Hành mới đem trả lại 2 viên bộ tướng kể trên.

Mới nghe, ta tưởng như nhà chép sử đã xuyên tạc sự thật để nâng cao

phong thể quốc gia, nhưng quả vua Tiền Lê đã có những cử chỉ rất hiên
ngang đó với Bắc quốc. Ta xem cách Ngài tiếp sứ sau này thì rõ (Có nên
khen Ngài vừa mới dựng nước, quốc gia tuy chưa hùng mạnh lắm mà đã
lưu tâm ngay đến vấn đề quốc thể chăng?).

Năm 985, (Thiên Phúc thứ 6), có sứ Tàu qua, khi về Lê Đại Hành đưa

rùa vàng, ngà voi sang biếu để xin lĩnh tiết trấn. Tháng 10 năm sau, Bắc

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.