phạm đến, ta phải tán thưởng cái công lap và sáng kiến của nhà Tiền Lê vậy
(Khâm Định Việt Sử, quyển 2 – tờ 20a).
Vua lê Đại Hành mất năm Ất Tỵ (1005), làm vua được 24 năm, thọ được
65 tuổi.
Tiếc rằng sau khi Ngài qua đời, mọi việc đang mở mang bị ngừng lại.
Cái Án Lê Hoàn và Dương Hậu
Bàn về Lê Hoàn cũng như xét công, luận tội nhiều nhân vật khác trên
Lịch sử sau này (Lý Công Uẩn, Trần Thủ Độ, Mạc Đăng Dung,…) các sử
nho hay nêu ra cái án giết Vua, thoán quốc, lộng thần, theo tư tưởng và chủ
nghĩa tôn quân và thời phong kiến.
Sự thật, quả Lê Hoàn cùng bè đảng là Phạm Cự Lượng và Dương Hậu,
đã đồng tình với nhau phế bỏ Đinh Tuệ, một ông vua nhỏ tuổi nhất của dân
tộc Việt Nam bấy giờ mới lên sau. Họ đã làm một cuộc đảo chánh giữa lúc
chính tình nước ta do cái chết bất thình lình của vua Đinh và con cả của
Ngài là Nam Việt Vương Liễn đang đi vào chỗ bế tắc: vua còn quá thơ ấu,
các đại thần tướng tĩnh mỗi người một bụng một dạ. Bề ngoài nhà Tống đã
lợ dụng cơ hội này để đem quân xâm lăng vào cõi như thói thường của cá
vương triều Trung Quốc trước và sau. Chính việc xâm lăng này đã thành
một động lực nó thúc đẩy các triều đình đang khủng hoảng này phải dứt
khoát trong vấn đề lập vị nguyên thủ: Vua nhỏ thì việc nước phải vào tay
các đại thần, và các đại thần trong giai đoạn nền độc lập của quốc gia còn
non nớt thì làm sao đã có ngay sự nhất trí được. Tất nhiên mạnh ai, người
nấy làm, chia rẽ nhiều sớm muộn phải thành loạn, cuộc biến động chỉ là vấn
đề đầu hôm, sớm mai mà thôi.
Lê Hoàn đã mạnh dạn bước ra lĩnh trách nhiệm với quốc dân và Lịch sử.
Việc phải đến đá đến. Nó là một nhu cầu của thời thế, nó là một sự kiện tất
nhiên của Lịch Sử. Rồi Thái Hậu họ Dương đã khoác hoàng bào lên cho