Đến Lý triều tình trạng quá độ này chấm dứt. Từ Lý Thái Tổ đến triều
đình đã rút được nhiều kinh nghiệm chính trị của các tiền triều. Người ta đã
hòa hoãn được các mâu thuẫn nội tại. Các lực lượng phong kiến yếu dần.
VƯơng triều có dần thêm nhiều uy thế. Sức bành trướng của dân tộc ở miền
Trung Châu tiến mạnh. Kết quả tốt đẹp này đều do các phương pháp tổ
chức kinh tế, chính trị, xã hội đúng lề lối, nguyên tắc. Lại tới các triều đại
sau này đã nhờ ở các khuôn nếp do Lý triều tạo ra nên đưa dân tộc chúng ta
mỗi ngày đi một xa trên con đường tiến hóa. Đó là điều thiết yếu cho mọi
sự tiến triển của xã hội…
Lý Công Uẩn, vua Thái Tổ nhà Lý đã có một tiểu sử khá ly kỳ bí mật.
Người ta chỉ biết ông là người làng Cổ Pháp, thuộc về huyện Đông Ngạn,
phủ Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Người ta không biết cha ông là ai. Tục truyền
mẹ ông là Phạm Thị đi chơi chùa Tiêu Sơn (thuộc phủ Từ Sơn) nằm mộng
gặp gỡ thần nhân rồi thụ thai đẻ ra ông. (Đối với thời khoa học ngày nay,
điều này không thể tin được). Khi ông lên ba, mẹ ông đem ông cho làm con
nuôi nhà sư Lý Khánh vân trụ trì chùa Cổ Pháp, do đó ông được đặt tên là
Lý Công Uẩn. Xét vậy ta có thể hiểu buổi thiếu thời ông đã sống một cuộc
đời bình dân và khổ hạnh.
Đến tuổi trưởng thành ông vào phụng sự nhà Tiền Lê ở Hoa Lư lên dần
tới chức Tả Thân Vệ Điện Tiền Chỉ Huy Sứ giữa lúc nhà Lê đến buổi suy
vong. Trong thời kỳ còn làm quan với nhà Tiền Lê ông đã tỏ ra là người có
tài năng và đức độ nên được mọi người quý mến. Khi vua Ngọa triều mất,
Đào Cam Mộc và sư Vạn Hạnh lập mưu đưa ông lên ngôi. Lúc đó ông đã
35 tuổi.
Lý Thái Tổ lên làm vua vội mở mang, canh cải ngay nhiều việc: Ông
dời kinh đô về La Thành, xét Hoa Lư quá chật hẹp.
Sau khi dời đến kinh đô mới, Lý Công Uẩn đổi thành Hoa Lư làm phủ
Tưởng Yên (tức là Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình bây giờ) đổi châu Cổ Pháp
làm phủ Thiên Đức (huyện Đông Ngạn, tỉnh Bắc Ninh ngày nay) đổi sông